Cận cảnh đào vùng cao gắn tem truy xuất nguồn gốc xuống Thủ đô


Sau quyết định cấm chặt phá đào rừng để chơi Tết và yêu cầu tăng cường công tác quản lý, những cành đào rừng dám tem truy xuất nguồn gốc đầu tiên đã xuất hiện trên các con phố ở Hà Nội.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương, tại ngã tư Lạc Long Quân - Nguyễn Hoàng Tôn (quận Tây Hồ, Hà Nội), có khoảng 20 gốc và cành đào được trồng ở vùng cao đã được bày bán tại đây. Theo chủ đào, những gốc đào này có nguồn gốc tại xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La), tất cả các cành đào đều được gắn tem “đào Vân Hồ” để xác nhận là đào trồng, không phải đào rừng. Ngay sau khi đào được khai thác, chính quyền địa phương đến nhà dân để xác nhận đây chính xác là đào của dân trồng sau đó cấp lượng tem tương ứng để dán vào các cành đào theo quy định mới của Thủ tướng Chính phủ, người dân không được chặt và buôn bán đào rừng.

Cận cảnh đào vùng cao gắn tem truy xuất nguồn gốc xuống Thủ đô
Những cành đào rừng được bày bán tại ngã tư Lạc Long Quân - Nguyễn Hoàng Tôn (Tây Hồ)
Cận cảnh đào vùng cao gắn tem truy xuất nguồn gốc xuống Thủ đô
Đào rừng Tây Bắc mang về Hà Nội bán dịp Tết được người tiêu dùng ưa chuộng nhiều năm gần đây

Trước đó, tại hội nghị của ngành nông nghiệp hôm 24/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu cấm việc chặt hoa đào, các loại cây khác của núi rừng nhất là núi rừng Tây Bắc mang về Hà Nội bán dịp Tết để giữ gìn nét đẹp nông thôn, miền núi. Theo đó, về việc khai thác đào rừng trồng bán vào dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, ngày 18/1, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn yêu cầu các địa phương tăng cường công tác bảo vệ rừng và quản lý, truy xuất nguồn gốc cây đào do người dân trồng trong dịp Tết Nguyên đán.

Cận cảnh đào vùng cao gắn tem truy xuất nguồn gốc xuống Thủ đô
Các tem có chữ "Đào Vân Hồ" được dán trên các cành cây
Cận cảnh đào vùng cao gắn tem truy xuất nguồn gốc xuống Thủ đô
Tất cả các gốc đào đều được dán mẫu tem có nội dung "Đào Vân Hồ"

Tất cả các gốc đào vùng cao này đều được dán mẫu tem do UBND huyện Vân Hồ cấp phát. Được biết, mẫu tem trên do UBND huyện Vân Hồ thiết kế được Sở Khoa học - công nghệ, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La tư vấn, số lượng tem ban đầu được in ra là 11.000 tem, phát cho các hộ trồng đào để dán lên cây đào trong quá trình khai thác, buôn bán, vận chuyển. Đào vùng cao chủ yếu là đào phai, do đó, hình ảnh cây đào được in trên tem xuất xứ, huyện Vân Hồ cũng cho in bông hoa đào phai, như một cách nhận diện thương hiệu. Theo đó, tùy nhu cầu của thị trường, số lượng đào sẽ được cung ứng liên tục để phục vụ nhu cầu cho người dân thủ đô mua đón Tết Nguyên đán sớm.

Cận cảnh đào vùng cao gắn tem truy xuất nguồn gốc xuống Thủ đô
Nhiều bông hoa đào rừng đã nở với 5 cánh hoa trên cành cây xù xì
Cận cảnh đào vùng cao gắn tem truy xuất nguồn gốc xuống Thủ đô
Cận cảnh đào vùng cao gắn tem truy xuất nguồn gốc xuống Thủ đô
Đào rừng mang xuống Hà Nội chủ yếu là đào phai
Những gốc đào xuống Thủ đô thời điểm này đa số là đào phai, hoa đơn 5 cánh, màu hồng đậm từ trong ra ngoài. Mỗi gốc đào cao khoảng 2 – 3m, bán kính rộng từ 1,5 – 2m. Thân cây khúc khuỷu nhiều lớp rêu phong, địa y, thi thoảng có mốc trắng nhìn qua như tưởng cành củi khô. Đào rừng được rao bán với mức giá trung bình từ 3 - 15 triệu đồng/cây, thậm chí có cây “khủng” giá khoảng 27 triệu đồng/cây. Với những cành đào nhỏ, giá giao động từ 500.000 – 5 triệu đồng, nhiều cây lâu năm có thế đẹp tự nhiên giá dao động lên tới hàng chục triệu đồng.
Cận cảnh đào vùng cao gắn tem truy xuất nguồn gốc xuống Thủ đô
Thân cây khúc khuỷu, có nhiều lớp địa y rêu xanh
Cận cảnh đào vùng cao gắn tem truy xuất nguồn gốc xuống Thủ đô
Trên thân đào xuất hiện những lớp rêu xanh...

Nhiều người dân thích thú với chất hoang dại lạ lùng được trồng tự nhiên trên miền cao này. Được biết, đào rừng 5 cánh hoa khi đã nở có thể duy trì trên 10 ngày. Người chơi đào sẽ dựa vào các tiêu chí như không gian, thế cây cũng như chất lượng nụ, hoa để quyết định “xuống tiền”.

Chọn được một cành đào phai ưng ý, chị Nguyễn Thị Thanh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Những cành đào rừng sinh trưởng trong khí hậu vùng cao, mang vẻ đẹp hoang dã, mộc mạc nên gia đình tôi rất ưa chuộng trưng bày dịp Tết. Tuy hoa đào rừng không nhiều hoa như hoa đào Nhật Tân nhưng bông đào rừng rất to, tròn và màu sắc trông tự nhiên, thanh thoát.”

Cận cảnh đào vùng cao gắn tem truy xuất nguồn gốc xuống Thủ đô
Chủ đào quấn đào để chuyển đi cho khách

Chia sẻ về việc đào vùng cao được dán tem truy xuất nguồn gốc, chị Thanh cũng như đa phần người chơi đào đều ủng hộ việc kiểm soát, buôn bán đào rừng để góp phần bảo vệ rừng và cho rằng nếu không kiểm soát thì việc chặt phá ồ ạt đào rừng để bán dịp Tết là vô cùng lãng phí, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.

Cận cảnh đào vùng cao gắn tem truy xuất nguồn gốc xuống Thủ đô
Không khí ấm hơn các nụ đào vùng cao bắt đầu nở hoa

Thời điểm cận Tết, một vài bông hoa đào vùng cao đã nở với 5 cánh hoa trên cành cây xù xì. Theo chia sẻ của chủ đào, do chênh lệch về nhiệt độ ở trên miền cao không khí, nhiệt độ khá lạnh nên hoa đào nở chậm. Mới chỉ đưa xuống Hà Nội vài ngày, không khí ấm hơn nên các hoa đã bắt đầu nở. Loại đào vùng cao 5 cánh hoa khi đã nở có thể duy trì trên 10 ngày khiến nhiều người dân thích thú,.

Thu Trang - Bùi Hùng

Bài liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội