Đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng thảo luận các văn kiện Đại hội


Ngày 27/1/2021- ngày làm việc thứ ba của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điều hành phiên thảo luận các văn kiện tại hội trường.
Khai mạc Đại hội Đảng lần thứ XIII- Hiện thực hóa khát vọng đất nước Việt Nam hùng cường
Đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng thảo luận các văn kiện Đại hội
Toàn cảnh phiên thảo luận sáng 27/1/2021 tại Đại hội lần thứ XIII

Các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng bao gồm: Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm cùng với các báo cáo chuyên đề là Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII; Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

Theo đồng chí Lê Mạnh Hùng - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đã có 107 bài tham luận gửi về Đại hội XIII. Đoàn Chủ tịch Đại hội sẽ sắp xếp để có nhiều đại biểu được trình bày tham luận, bố trí ở mức cao nhất. Do thời gian có thể không bố trí hết được thì sẽ in kỷ yếu và phát hành cho các tổ chức Đảng.

Đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng thảo luận các văn kiện Đại hội
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điều hành phiên thảo luận

Là người tham luận đầu tiên, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho rằng, hoạt động của Mặt trận phải hướng mạnh về cơ sở, phát huy tốt hơn vai trò của các tổ chức thành viên, của Ban công tác Mặt trận ở hơn 100 ngàn địa bàn dân cư trong cả nước.

Lắng nghe ý kiến nhân dân, kịp thời phản ánh, tham mưu đối với cấp ủy, phối hợp cùng chính quyền giải quyết các vấn đề thiết thực liên quan đến đời sống nhân dân; tiếp tục giữ vai trò nòng cốt hiệp thương phối hợp thống nhất hành động cùng các tổ chức thành viên trong việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.

Đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng thảo luận các văn kiện Đại hội
Các đại biểu dự phiên thảo luận tại hội trường

“Đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia hiệu quả hơn trong xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí” - ông Trần Thanh Mẫn nói.

Trong tham luận của mình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh đến việc nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính quốc gia. Trong đó tập trung triển khai đồng bộ hệ thống chính sách giá cả, tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán cũng như ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo giá trị gia tăng cao.

Cùng đó, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, cần phát triển hệ thống thu hiện đại, gắn với cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước phù hợp với trình độ phát triển, hội nhập và thông lệ quốc tế, bao quát nguồn thu, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội, bảo đảm tính trung lập, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh minh bach, hiện đại, thuận tiện, điều tiết thu nhập hợp lý.

Đại biểu dự Đại hội XIII của Đảng thảo luận các văn kiện Đại hội
Các phóng viên tác nghiệp tại Trung tâm báo chí Đại hội

Trong tham luận với chủ đề về kinh tế trí thức, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - cho biết, TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành chương trình chuyển đổi số. Thành phố cũng đang xây dựng khu đô thị sáng tạo phía Đông gắn với TP. Thủ Đức, thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, để xây dựng nền kinh tế tri thức thì điều quan trọng là tạo niềm tin trong nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp; đẩy mạnh đổi mới cơ chế, chính sách liên quan, xây dựng chiến lược phát triển...

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đề xuất tạo chính sách đặc thù cho những doanh nghiệp có khát vọng và năng lực, hỗ trợ các doanh nghiệp này làm chủ công nghệ, xây dưng thương hiệu...

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội - ông Nguyễn Văn Phong - trong tham luận nhấn mạnh đến vấn đề, trong công tác chỉ đạo điều hành, Hà Nội sẽ tiếp tục tập trung vào 3 khâu đột phá chiến lược gồm ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý đô thị; phát triển nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực quản lý xã hội, quản trị kinh tế…

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng đề nghị Quốc hội sớm thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, nhằm tạo cơ chế thuận lợi để xây dựng, phát triển thủ đô nhanh và bền vững.

Quang Lộc - Cấn Dũng

Bài liên quan

Việt Nam ủng hộ Nga tham gia sâu rộng vào hợp tác ASEAN

Tại cuộc họp quan chức cao cấp (SOM) ASEAN – Nga lần thứ 17 theo hình thức trực tuyến diễn ra ngày 26/1, Việt Nam khẳng định sẵn sàng phối hợp với Nga và các nước ASEAN tiếp tục làm sâu sắc hơn hợp tác thiết thực và cùng có lợi giữa ASEAN và Nga, ...

Phát triển điện khí LNG: Cơ hội và thách thức

Sử dụng điện khí LNG nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng đất nước là vấn đề quan trọng được đề cập tại dự thảo Quy hoạch năng lượng quốc gia và Quy hoạch điện VIII. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Ngô Thúy Quỳnh - Phó Vụ ...
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội