Bộ Công Thương quyết tâm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021


Ngày 19/1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ban hành quyết định, "Chương trình hành động của ngành Công Thương" nhằm thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp thuộc ngành Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, chủ động triển khai các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, tạo nền tảng vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025, theo phương châm hành động của Chính phủ là "Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới, sáng tạo, khát vọng phát triển".

Nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, quyết liệt hành động, xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện các mục tiêu đã đề ra cho ngành Công Thương. Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả "mục tiêu kép": vừa phòng, chống tốt dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.

Bộ Công thương quyết tâm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021
Bộ Công Thương quyết tâm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021

Cùng với đó, Bộ cần tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng yêu cầu cần phải cân bằng giữa tăng trường kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Mặt khác, trong năm nay, Bộ Công Thương cũng sẽ quyết liệt thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm hiệu quả, thực chất gắn với đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số quốc gia, cung cấp các dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn, thu hút mạnh mẽ đầu tư, thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Bộ trường cũng yêu cầu cần phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, trí tuệ con người Việt Nam, khơi gợi khát vọng phát triển đất nước, ý chí tự cường, niềm tự hào dân tộc. Song song với đó, Bộ cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, đặc biệt là về năng lượng , phát triển mạnh, đồng bộ hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

Về đối ngoại, Bộ Công Thương cũng sẽ đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Mặt khác, các ban ngành cũng cần làm tốt công tác thông tin, truyền thông, kịp thời phản ánh, lan tỏa các nhân tố tích cực, góp phần củng cố niềm tin, tạo đồng thuận trong xã hội.

Thu Thủy

Bài liên quan

Hà Nội: Phát hiện cơ sở sang chiết rượu tây giả

Hàng trăm chai rượu hình các con vật được một cơ sở có địa chỉ tại phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội sản xuất dưới hình thức sang chiết, dán nhãn giả xuất xứ nước ngoài chuẩn bị tuồn ra thị trường trong dịp Tết Nguyên đán vừa bị lực lượng chức ...

Giá vàng hôm nay ngày 20/1: Vàng có xu hướng đi ngang

Giá vàng tăng trở lại nhờ triển vọng của gói cứu trợ Covid-19 khổng lồ đã làm giảm tác động của đồng USD và gia tăng sức hấp dẫn của vàng như một tài sản phòng lạm phát. Thêm vào đó, đồng bạc xanh đã chạm đỉnh 4 tuần so với các đồng tiền đối thủ, ...

Ba Lan tăng nhập khẩu cà phê Việt

9 tháng đầu năm 2020, Ba Lan tăng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam với mức tăng 30,6% về lượng và tăng 27,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, đạt 11,1 nghìn tấn, trị giá 18,42 triệu USD.
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội