New Zealand trao chứng chỉ năng lực toàn cầu cho 25 học sinh Việt Nam


TTTĐ – Ngày 26/1, Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), Tổng Lãnh sự quán New Zealand đã trao chứng nhận khóa học Năng lực toàn cầu (Global Competence Certificate – GCC) cho 25 học sinh thuộc hệ thống các trường trung học của Tập đoàn Giáo dục IGC.
New Zealand tiếp tục mở cửa đón 1.000 sinh viên quốc tế trở lại học tập Học sinh phổ thông được theo học chương trình Dự bị đại học New Zealand ngay tại Việt Nam New Zealand vinh danh sáu cựu du học sinh Việt với những thành tựu nổi bật New Zealand từng bước mở cửa chào đón sinh viên quốc tế Khởi động cuộc thi “New Zealand - Open to the New” Triển lãm Trực tuyến Trải nghiệm Giáo dục New Zealand
Trần Ngọc Hương Thảo (thứ hai bên trái qua) cùng bạn bè trong buổi lễ trao chứng nhận
Trần Ngọc Hương Thảo (thứ hai bên trái qua) cùng bạn bè trong buổi lễ trao chứng nhận

Đây là sáng kiến giáo dục do ENZ phối hợp triển khai cùng nhiều đối tác tại New Zealand và Việt Nam, nhằm chủ động trang bị kỹ năng tương lai cho thế hệ trẻ ở thế kỷ 21, đồng thời duy trì kết nối giáo dục giữa hai nước trước các thách thức về khoảng cách và điều kiện đi lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Kết nối các công dân toàn cầu tương lai của New Zealand Việt Nam

Đón đầu các xu hướng bồi dưỡng và đào tạo cho người trẻ trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, vào năm 2018, New Zealand đã chính thức đưa phát triển công dân toàn cầu trở thành một trong ba mục tiêu chính trong Chiến lược Giáo dục Quốc tế Giai đoạn 2018-2030. Không chỉ chú trọng phát triển kỹ năng cho học sinh bản địa và học sinh quốc tế tại New Zealand, chính phủ và các trường New Zealand cũng nỗ lực để thúc đẩy mạnh mẽ việc giao lưu tri thức, văn hóa cho các công dân toàn cầu tương lai của New Zealand và các nước.

Theo đó, ENZ đã dành tặng học bổng cho 25 học sinh Việt Nam khối lớp 9 và 10 tham gia khóa học chứng chỉ Năng lực toàn cầu (GCC) – một chương trình đào tạo trực tuyến uy tín của tổ chức quốc tế AFS.

Các học sinh đạt học bổng được tuyển chọn kỹ lưỡng, đáp ứng những tiêu chí về năng lực học tập, khả năng ngoại ngữ (IELTS 5.0 trở lên), yêu thích tìm hiểu về các vấn đề toàn cầu, khám phá các nền văn hoá và sẵn sàng tham gia các hoạt động trao đổi kiến thức để phát triển bản thân.

Khoá học đặc biệt này được thiết kế trong vòng 4 tuần với 18 bài tự học trên nền tảng trực tuyến, dưới các hình thức quizz, video hoạt hình, bài tập dạng viết, trò chơi tương tác, cùng với 4 buổi thảo luận trực tiếp giữa các nhóm học sinh Việt Nam và New Zealand dưới sự hướng dẫn của các giảng viên Đại học Massey và sự hỗ trợ tại chỗ của giáo viên các trường tham gia.

25 học sinh Việt Nam và 26 học sinh từ 5 trường trung học New Zealand cùng nhau học tập, có nhiều trải nghiệm kết nối thú vị trong bối cảnh việc đi lại giữa các quốc gia vẫn còn hạn chế.

Bà Karlene Davis, Tổng Lãnh sự New Zealand tại TP. Hồ Chí Minh (chính giữa), bà Bành Phạm Ngọc Vân, Giám đốc thị trường Việt Nam, Cơ quan Giáo dục New Zealand (góc phải) và ông Đinh Hoàng Triều, Phó Tổng Giám Đốc thường trực,Tập đoàn Giáo dục IGC (góc trái) đại diện trao tặng chứng nhận khoá học
Bà Karlene Davis, Tổng Lãnh sự New Zealand tại TP Hồ Chí Minh (chính giữa), bà Bành Phạm Ngọc Vân, Giám đốc thị trường Việt Nam, Cơ quan Giáo dục New Zealand (góc phải) và ông Đinh Hoàng Triều, Phó tổng giám đốc thường trực,Tập đoàn Giáo dục IGC (góc trái) đại diện trao tặng chứng nhận khoá học

Xoay quanh 4 chủ đề chính: nhận thức bản thân (Self-Awareness), nhận thức về người khác (Awareness about others), trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) và kết nối toàn cầu (Bridges to others), GCC mở ra góc nhìn mới mẻ cho người học, giúp phát triển những kỹ năng toàn cầu mà nền giáo dục New Zealand hướng tới – đó là tư duy mở, khả năng đón nhận sự thay đổi, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, luôn đặt câu hỏi và sẵn sàng tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề trong cuộc sống.

Ông Grant McPherson, Tổng giám đốc Điều hành ENZ, chia sẻ: "Tôi xin gửi lời chúc mừng đến các học sinh Việt Nam đã hoàn thành khóa học GCC. Đây là cách tiếp cận tuyệt vời để các em có cơ hội trau dồi và phát triển tư duy của một công dân toàn cầu thông qua việc học hỏi kiến thức, kỹ năng và năng lực cần thiết để sẵn sàng sinh sống, học tập và làm việc trong môi trường quốc tế.

Dự án này còn là một sáng kiến giáo dục cần được phát huy và nhân rộng để tiếp tục tăng cường kết nối giữa Việt Nam – New Zealand, ở cả cấp độ người học lẫn nhà trường, trong bối cảnh Covid-19".

Bà Karlene Davis, Tổng lãnh sự New Zealand tại TP Hồ Chí Minh, cũng đánh giá cao về tầm quan trọng của dự án này: "25 em học sinh xuất sắc ngày hôm nay là nhóm học sinh Việt Nam đầu tiên được nhận học bổng để tham gia khoá học GCC cùng với học sinh New Zealand.

Giáo viên và học sinh New Zealand đều đánh giá cao năng lực của học sinh Việt Nam và bày tỏ hy vọng sẽ được trực tiếp gặp gỡ các em trong tương lai. Khi tình hình dịch khả quan hơn và việc lưu thông quốc tế được an toàn, tôi hy vọng chúng ta có thể tổ chức những chương trình trau dồi kỹ năng cho tương lai với các em học sinh Việt Nam đến New Zealand để tham gia trực tiếp, hoặc ngược lại.

Thế giới ngày nay rất cần đến những công dân toàn cầu để có thể giải quyết các vấn đề của thế kỷ 21, chẳng hạn như phát triển bền vững, toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu”.

ENZ vừa trao tặng Chứng nhận Khóa học Năng lực Toàn cầu (Global Competence Certificate – GCC)  cho 25 em học sinh Việt Nam
ENZ vừa trao tặng Chứng nhận Khóa học Năng lực Toàn cầu (Global Competence Certificate – GCC) cho 25 em học sinh Việt Nam

Trần Ngọc Hương Thảo, học sinh trường TH-THCS-THPT Thái Bình Dương (Biên Hòa - Đồng Nai), một trong những em nhận học bổng lần này hào hứng chia sẻ: "Chương trình rất thú vị, bài tập được thiết kế với thời gian hoàn thành phù hợp khiến em không bị áp lực học hành. Lần đầu tham gia một lớp trực tuyến với các bạn ở New Zealand nhưng chúng em không cảm thấy khó khăn. Ngược lại, các hoạt động học tập tương tác giúp chúng em gắn kết, học cách tôn trọng và làm việc cùng nhau, bất chấp sự khác biệt về văn hoá”.

Thành công của dự án GCC cũng đã mở ra một loạt các hợp tác mới giữa Việt Nam - New Zealand, đặc biệt là các hợp tác ở cấp cơ sở. Cụ thể, Tập đoàn Giáo dục IGC đã ký kết Bản ghi nhớ Hợp tác với nhóm 6 trường trung học vùng Manawatu (New Zealand) gồm: Awatapu College, Feilding High School, Freyberg High School, Palmerston North Boys' High School, Palmerston North Girls' High School và St. Peter’s College trong các hoạt động trao đổi học thuật. Bên cạnh đó, Thành phố Palmerston North (New Zealand) và Sở Giáo dục & Đào tạo TP Hồ Chí Minh cũng đang trong quá trình thảo luận để ký kết hợp tác trong thời gian tới.

Hợp tác giáo dục giữa New Zealand và Việt Nam đã có lịch sử khá lâu đời, khởi đầu với Chương trình Colombo vào những năm 1960. Trong 45 năm hợp tác song phương, New Zealand và Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong lĩnh vực giáo dục. Cụ thể như các ký kết hợp tác giữa ENZ với Sở Giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh (tháng 1/2019), Sở Giáo dục - Đào tạo TP Hà Nội (tháng 10/2019) và việc tái ký lần 3 Kế hoạch Hợp tác Chiến lược về Giáo dục với Bộ Giáo dục - Đào tạo (tháng 7/2020).

Là quốc gia nhiều năm liền dẫn đầu khối các nước nói tiếng Anh, và thuộc top 3 thế giới về giáo dục chuẩn bị cho tương lai (theo Bảng xếp hạng Chỉ số Giáo dục Tương lai của tổ chức Economist Intelligence Unit), New Zealand trở thành điểm đến du học lý tưởng của HSSV quốc tế, trong đó có Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2019, có 3.040 HSSV Việt Nam theo học tại New Zealand, tăng 10% so với cùng kì năm trước. Trong đó, 28% theo học bậc Trung học và 35% theo học bậc Đại học.

Hoàng Ngọc
Link bài gốc Copy link
Bài liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội