Học viên cao học ngành Thương mại toàn cầu Đại học RMIT Vũ Trang Linh (thứ hai từ trái) trong chuyến đi thực tế cùng nông dân trồng bơ và các nhà khoa học đến từ New Zealand |
Là học viên cao học ngành Thương mại toàn cầu tại Đại học RMIT và người ủng hộ phương thức canh tác nông nghiệp bền vững, Linh đã và đang làm việc với các nhà khoa học trên khắp thế giới để đưa ra hướng dẫn kỹ thuật và tư vấn cho nông dân địa phương về cây giống, phân bón và máy móc.
Linh cho biết: “Tôi đã kết nối các nhà khoa học quốc tế với nông dân địa phương để thảo luận về khả năng và đưa ra những đề xuất dựa trên nghiên cứu và các nghiên cứu tình huống thành công trong ngành nông nghiệp địa phương các nước khác”.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc, 43% dân số Việt Nam làm việc trong ngành nông nghiệp khiến ngành này chiếm tỉ trọng tuyển dụng áp đảo so với các ngành dịch vụ và công nghiệp.
“Tuy nông nghiệp chiếm 1/3 nền kinh tế vẫn đang tiếp tục phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, ngành này hiện còn dùng những phương pháp canh tác kiểu cũ không ứng dụng công nghệ cao để tối ưu hóa năng suất. Vẫn còn cơ hội ứng dụng công nghệ mới nhất vào đây nhằm tăng tỉ suất lợi nhuận và cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân địa phương có quy mô sản xuất nhỏ”, Linh chia sẻ.
Với kiến thức sâu hơn về thương mại quốc tế có được trong quá trình học tại RMIT, Linh hy vọng sẽ có thể góp phần định hướng giai đoạn thương mại toàn cầu bền vững tiếp theo ở Việt Nam.
Ảnh minh họa |
Linh cho biết thêm: “Thương mại quốc tế là chìa khóa tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Hiểu biết về hệ thống thương mại toàn cầu, những thách thức quốc tế và cơ hội kinh doanh, cũng như kết nối với các lãnh đạo toàn cầu trong và ngoài lớp học cho phép tôi nâng cao kiến thức và kỹ năng ở cấp độ cao. Tôi tin rằng tấm bằng này sẽ giúp tôi thực hiện những sáng kiến nâng cấp ngành nông nghiệp nước nhà”.
Hiện đang làm việc cho một công ty khởi nghiệp về nông nghiệp, Linh có thể áp dụng những gì mình học được ngay lập tức.
“Không có nơi nào tốt hơn để thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức học thuật và kinh nghiệm làm việc hơn chương trình Thạc sĩ Thương mại toàn cầu tại RMIT. Kiến thức học được cho đến nay đã mang lại cho tôi những hiểu biết đặc biệt về cách thiết kế và tối ưu hóa chuỗi cung ứng các sản phẩm nông sản bền vững”, Linh nói.
Linh là một trong số 25 sinh viên nhận học bổng Thạc sĩ Thương mại toàn cầu RMIT – ra mắt vào năm ngoái với sự hợp tác của Quỹ Hinrich Foundation. Học bổng Nhà lãnh đạo Thương mại toàn cầu Hinrich bao hàm toàn bộ học phí tám môn học thuộc Chứng chỉ sau đại học – Thương mại Toàn cầu trong khuôn khổ chương trình.
Hồ sơ ứng tuyển học bổng cho kỳ nhập học tháng 2/2021 hiện đã mở. Hạn cuối nộp hồ sơ là ngày 19/2/2021.