Bình thường cơ thể sau tuổi 35 sẽ bắt đầu yếu đi. 35-45 tuổi chính là độ tuổi chuyển tiếp tới quá trình lão hóa, chỉ cần nắm chắc được giai đoạn này, kết hợp với việc sửa đổi những thói quen không tốt, tích cực phòng tránh các loại bệnh tật là có thể làm chậm quá trình suy yếu, kéo dài tuổi thọ. Vậy đâu là biện pháp để làm chậm quá trình chuyển tiếp này?
1. Tăng cường sức đề kháng
Sức đề kháng mạnh có thể bảo vệ tốt cho cơ thể, ngăn ngừa những loại vi khuẩn độc hại xâm nhập vào cơ thể, loại trừ những độc tố có hại, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Trẻ em chưa tròn 12 tuổi chính là thời kì phát triển nhất, hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện. Sau 12 tuổi, các chức năng của hệ miễn dịch dần dần ổn định hơn.
Sau tuổi 35, số lượng tế bào trong hệ miễn dịch dần giảm đi, chức năng của hệ miễn dịch cũng theo đó yếu dần. Nhiều loại nguyên tố có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, việc ăn uống, ngủ nghỉ, cảm xúc và vận động.
Người từ 35-45 tuổi thường phải chịu áp lực từ công việc và cuộc sống, cộng thêm những thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh, tốc độ trao đổi chất và việc ngủ nghỉ bị rối loạn, những điều này sẽ ngăn cản sức đề kháng.
Hệ miễn dịch liên tục giảm sút khiến các tế bào miễn dịch không thể hoạt động một cách bình thường, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Hơn nữa điều này cũng làm giảm khả năng tự giám sát của cơ thể, thậm chí còn kích thích các khối u phát triển. Vậy nên vào giai đoạn này cần chú ý bồi bổ toàn diện, duy trì giờ giấc sinh hoạt có quy luật, vận động nhiều để nâng cao hệ thống miễn dịch.
2. Bảo vệ, chăm sóc xương cốt
Vào thời niên thiếu, độ dày của xương cốt dần dần tăng lên. Đến 30-35 tuổi, xương cốt sẽ đạt tới độ dày cao nhất. Sau 35 tuổi, chất lượng xương sẽ giảm dần theo thời gian. Việc ít vận động, ăn nhiều đồ ăn có hàm lượng muối vượt quá mức cho phép, uống nhiều nước ngọt, café, uống rượu... khiến cơ thể bị thiếu canxi, không được tiếp xúc với ánh mặt trời sẽ khiến chất lượng xương suy giảm.
Do vậy, trước 30 tuổi nên bảo vệ tốt xương cốt, ăn nhiều đồ ăn chứa vitamin D và canxi như rau xanh, sữa, hải sản, tập thể dục… Như vậy sẽ giúp chất lượng xương được cải thiện.
3. Bảo vệ khả năng sinh sản
Thông thường phụ nữ sau tuổi 30, khả năng sinh sản sẽ giảm xuống, ở nam giới là 40-45 tuổi. Theo nhịp sống ngày một nhanh, con người ngày càng phải chịu nhiều áp lực hơn, cộng thêm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, khiến tỉ lệ người bị vô sinh ngày một nhiều hơn, cướp đoạt đi quyền làm bố mẹ của nhiều người.
Vì vậy bạn nên bảo vệ tốt khả năng sinh sản của mình, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ sinh sản trước tuổi 30, chú ý kết hợp hài hòa giữa làm việc và nghỉ ngơi, không thể lao động chân tay hay trí óc trong một khoảng thời gian quá dài mà không nghỉ ngơi.
4. Quản lí vóc dáng
Ở tuổi 35-45, sự thay đổi tổng năng lượng tiêu hao của người khi thức nhưng không hoạt động dần suy giảm. Bên cạnh đó, cuộc sống có nhiều áp lực, chất lượng giấc ngủ kém, lối sống thay đổi... dễ khiến cơ thể béo phì, nhất là béo bụng. Bụng bia dễ khiến chúng ta mắc các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ…
Vậy nên cần quản lí tốt cái miệng của mình, ăn nhiều đồ chứa protein để nâng cao khả năng phục hồi cơ bắp. Tham gia nhiều các hoạt động thể dục thể thao, bảo đảm ngủ đủ giấc, duy trì cân nặng ở mức bình thường.
5. Bảo vệ tim
Những năm gần đây, tỉ lệ người mắc bệnh cao huyết áp và động mạch vành ngày một trẻ hóa. Do vậy cần thường xuyên theo dõi huyết áp, tránh xa những đồ ăn chứa nhiều muối, vận động phù hợp để cải thiện chức năng của tim. Mỗi năm nên tới bệnh viện kiểm tra tim ít nhất là 1 lần, như vậy có thể kịp thời phát hiện ra vấn đề.
Ở tuổi 35-45, trên có mẹ già, dưới có con nhỏ, sự nghiệp lại đang ở giai đoạn then chốt, do đó nhiều người hay cảm thấy áp lực, cô độc, trầm cảm. Vì vậy không thể xem nhẹ việc điều chỉnh tâm lí của bản thân, nếu cần nhất định phải tới gặp bác sĩ tâm lí để được tư vấn. Ngoài ra, sau tuổi 35, mỗi năm cần đi khám huyết áp, mạch máu, tiểu đường, cân nặng, xương cốt và tâm lí ít nhất 1 lần.
Theo Aboluowang