Xuất khẩu sang EU: Cần đáp ứng các tiêu chuẩn SPS


Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) giúp thúc đẩy tăng trưởng một số nhóm ngành nghề của Việt Nam, tuy nhiên, sản phẩm xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) cần đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS).

Theo đó, EVFTA quy định mỗi bên cần thiết lập danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa nông sản, thực phẩm đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm theo mã hàng hóa xuất khẩu để gửi cho bên còn lại. Thời gian công nhận tương đương cũng được rút ngắn xuống còn 3 tháng kể từ thời điểm nhận được đề nghị so với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (6 tháng).

Xuất khẩu sang EU: Cần đáp ứng các tiêu chuẩn SPS

EVFTA cũng quy định linh hoạt đối với biện pháp SPS do EU ban hành. Việt Nam được lựa chọn 1 trong 3 giải pháp sau nếu gặp khó khăn trong việc đáp ứng một biện pháp SPS của EU: Thứ nhất, EU dành cho Việt Nam một khoảng thời gian chuyển đổi để tuân thủ biện pháp này. Thứ hai, Việt Nam đề xuất một biện pháp SPS tương đương và đề nghị EU xem xét công nhận. Cuối cùng, EU dành hỗ trợ kỹ thuật để giúp Việt Nam đáp ứng được biện pháp SPS.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu về các hàng rào kỹ thuật (TBT) như quy định không được sử dụng hóa chất trong thực phẩm, sản phẩm dệt may; đảm bảo nguồn gốc hợp pháp theo Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT); cần tìm hiểu về những quy định trong Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhằm bảo vệ các loại động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm để tránh vi phạm khi xuất khẩu vào EU. Doanh nghiệp thủy sản còn phải lưu ý tới quy định IUU về ngăn chặn việc khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định. Đặc biệt, doanh nghiệp cần lưu ý tới quy tắc xuất xứ trong EVFTA. Khi xuất khẩu hàng hóa vào EU, việc nắm vững và thực hành đúng các quy tắc xuất xứ được quy định sẽ tránh được các rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp.

Theo Bộ Công Thương, EVFTA là một trong những FTA được doanh nghiệp tận dụng tương đối hiệu quả. Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, các tổ chức được ủy quyền đã cấp hơn 62.500 bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) để hưởng ưu đãi tại thị trường EU với kim ngạch hơn 2,35 tỷ USD ngay trong năm 2020. Các mặt hàng đã được cấp C/O chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, vali, rau, quả, sản phẩm mây, tre, đan; nông sản; hàng điện tử...

Bảo Ngọc

Bài liên quan

Giữ ổn định thị trường trong mọi tình huống

Ngày 2/2/2021, phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2021, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã nêu bật những nỗ lực của ngành Công Thương bảo đảm ổn định thị trường trong triển khai các Chương trình hành ...

Chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng hóa cho Tết Nguyên đán

Tháng 1 là thời điểm trước Tết Nguyên đán nên hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và cơ sở kinh doanh chủ động chuẩn bị nguồn hàng ...

Nước Anh toàn cầu đang hình thành từ bước đi CPTPP

Nước Anh toàn cầu đã trở nên hiện thực khi Chính phủ Anh đã hướng ra Thái Bình Dương với những dấu hiệu tiến bộ về thương mại. Ngày 01/2, Vương quốc Anh chính thức nộp đơn gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ...

Đề xuất điều kiện ủy quyền cấp C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư quy định nghĩa vụ, trách nhiệm và điều kiện đối với các Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ...
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội