5G để làm gì?


Cuối tháng 11 vừa qua, liên tiếp các mạng di động VinaPhone, MobiFone và Viettel đều thử nghiệm cung cấp dịch vụ 5G cho khách hàng trải nghiệm ở Hà Nội và TPHCM. 
Cuối tháng 11 vừa qua, liên tiếp các mạng di động VinaPhone, MobiFone và Viettel đều thử nghiệm cung cấp dịch vụ 5G cho khách hàng trải nghiệm ở Hà Nội và TPHCM. 
 

Thử nghiệm 5G tại Việt Nam
Thử nghiệm 5G tại Việt Nam
 
Với Viettel, mạng di động này tuyên bố chính thức kinh doanh thử nghiệm 5G, trở thành nhà mạng cung cấp sớm nhất 5G cho khách hàng. Về lý thuyết, mạng 5G có tốc độ gấp hàng chục lần 4G và trong cung cấp thử nghiệm của các nhà mạng nói trên, tốc độ trung bình đạt từ 1,2 - 1,5Gbps. Với tốc độ này, khách hàng có thể tải 1 bộ phim HD 90 phút chỉ trong 30 giây.
 
Hiện nay trên thế giới, đa số các quốc gia đều tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ 5G. Tuy nhiên, hầu hết các dịch vụ 5G vẫn đang được cung cấp ở phạm vi hẹp và chủ yếu là để truyền tải dữ liệu.
 
Với các khu đô thị lớn, lâu đời, việc triển khai hệ thống cáp quang thay cho cáp đồng là rất khó khăn, đắt đỏ và 5G là giải pháp vô cùng lý tưởng. Mỹ và nhiều quốc gia đã triển khai gói dịch vụ 5G cho các hộ gia đình. Trong 1 ngôi nhà, thay bằng việc kết nối cáp quang, cáp đồng phức tạp, họ sẽ trang bị 1 modem thu sóng 5G và phát sóng tương tự wifi cho gia đình kết nối, tốc độ cao hơn modem thông thường hàng chục lần. Tuy nhiên, 5G ra đời để không phải để thay thế cáp quang hoàn toàn như nhiều người nhầm tưởng. Bởi dù là công nghệ gì, thì tất cả dữ liệu đều phải chạy về hệ thống cáp quang để “đến và đi” khắp nơi trên thế giới.
 
Với tốc độ cao, độ trễ thấp, đa kết nối, không bắt buộc cố định, 5G ra đời để hướng các dịch vụ kết nối internet vạn vật (IoT), thực tế ảo (AR/VR), khám chữa bệnh từ xa, tự động hóa nhà máy, xe ô tô tự hành, giám sát hành trình… Đó mới là giá trị lớn nhất của 5G và theo các nhà khoa học, nó sẽ tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngành công nghiệp lớn trong thời gian tới.
 
Với các điện thoại thông minh thì sao? Không phải ngẫu nhiên một số mẫu điện thoại di động cao cấp trên thế giới gần đây mới được tích hợp 5G; khác hẳn so với khi dịch vụ 3G và 4G ra mắt. Ngay trong thử nghiệm của các nhà mạng ở Việt Nam, chỉ một số dòng điện thoại của Oppo, Xiaomi và Huawei mới có 5G để sử dụng và đến nay một số điện thoại Samsung đã chạy được 5G, riêng iPhone 12 của Apple chưa được kích hoạt dịch vụ 5G này ở Việt Nam. Lý do là chi phí để tích hợp 5G trên các điện thoại sẽ khiến giá máy lên cao. Trong khi, với nhu cầu sử dụng của đa số mọi người trên chiếc điện thoại thông minh, 4G cơ bản đã đáp ứng đủ. Chưa hết, để sử dụng 5G, điện thoại di động sẽ tốn pin hơn so với 4G.
 
Đây là bài toán lớn đối với công nghệ sản xuất điện thoại di động trên quy mô lớn. Và đó là những lý do, để biết rằng, dù 5G đã triển khai rộng, được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nhưng chúng ta sẽ không thấy nhiều chiếc điện thoại 5G. Ít nhất là trong thời điểm này và vài năm tới.
 
TRẦN LƯU (SGGPO)
 
Bài liên quan

Puih Buih: Gương sáng làng Thong Yó

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Puih Buih (SN 1955, làng Thong Yó, xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đi đầu vận động người dân trong xã hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương. Ông được bà con kính trọng, quý mến. Đặc biệt, ông ...

Một ông tiến sỹ ở tỉnh Lâm Đồng vừa trồng thành công loài nấm quý gì mà ví như thần dược ở Trung Quốc?

Nấm Phục Linh là loại nấm mọc ký sinh trên cây thông, nó được ví như một loại thần dược, có công dụng chữa rất nhiều bệnh. Tiến sĩ Trương Bình Nguyên, Đại học Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã nghiên cứu và trồng thành công, mở ra triển vọng phát triển loài ...

Lồng ghép, kết hợp các nguồn lực để thoát nghèo

(GLO)- “Bên cạnh nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH), các ngành, địa phương, hội, đoàn thể cần chỉ đạo lồng ghép, kết hợp với các nguồn lực của chương trình mục tiêu quốc gia khác để hướng dẫn, giúp hộ nghèo, cận nghèo phát huy hiệu quả ...
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội