Vaccine thực sự có tác dụng: Covid-19 đang bị chặn đứng tại quốc gia triển khai tiêm chủng thành công nhất thế giới


Không phải châu Âu, không phải Mỹ, đây mới là quốc gia tiêm chủng Covid-19 thành công nhất thế giới thời điểm hiện tại.

Thời điểm vaccine được chế tạo và bắt đầu phân phối, không nhiều quốc gia thực sự thành công. Tuy nhiên vượt lên trên tất cả, đất nước có chương trình tiêm chủng vaccine thành công nhất trong đại dịch Covid-19 không phải là Mỹ hay các nước châu Âu, mà là Israel.

Khi đa số các quốc gia mới chỉ tiêm chủng được dưới 1% dân số, Israel đã vượt quá 20%. Và mới đây theo các nghiên cứu được thực hiện tại quốc gia này, chương trình tiêm vaccine Covid-19 thực sự đã có tác dụng, được ghi nhận thông qua tỉ lệ ca nhiễm và nhập viện giảm cực mạnh. Tuy nhiên, các kết quả cũng chỉ ra rằng một số loại vaccine - ít nhất là loại của Pfizer/BioNtech - cần phải tiêm 2 mũi để đảm bảo hiệu quả.

Vaccine thực sự có tác dụng: Covid-19 đang bị chặn đứng tại quốc gia triển khai tiêm chủng thành công nhất thế giới - Ảnh 1.

Trong cuộc đua khốc liệt giữa các quốc gia trên thế giới để đảm bảo tiếp cận vaccine sớm, Israel trên thực tế lại ở vị thế khá vững chắc. Họ thuyết phục được Pfizer rằng với quy mô dân số nhỏ, đường biên giới được kiểm soát nghiêm ngặt, cũng như khả năng tổ chức và lần vết dịch bệnh tốt sẽ giúp đưa ra báo cáo về tính hiệu quả của chương trình tiêm chủng diện rộng một cách nhanh nhất.

Pfizer nhận ra lợi thế này của Israel, vì thế đã hỗ trợ hết sức cho chương trình tiêm chủng tại đây. Một thực tế là tỉ lệ lây nhiễm trước đó tại Israel cũng ở trên mức trung bình cũng là yếu tố giúp chương trình được triển khai nhanh hơn. Kết quả, Israel nhận được đủ vaccine để tiêm phòng cho toàn bộ dân số, trong khi cả thế giới phải vật lộn cạnh tranh để có được thứ mình cần.

Giữ lời hứa cung cấp kết quả sớm, Bộ Y tế Israel cùng Dịch vụ Y tế Maccabi đã đưa ra bản báo cáo về tỉ lệ lây nhiễm sau khi tiêm chủng. Theo đó, chỉ 31:163.000 người được tiêm chủng bị nhiễm trong vòng 7 - 16 ngày trước khi nhận mũi tiêm thứ 2. Trong khi đó, nhóm khác thì có tới 6.500 ca nhiễm trong cùng kỳ.

Sự so sánh ở đây là không hoàn hảo - vì những người được tiêm có xu hướng quan ngại và thực hiện các biện pháp phòng dịch tốt hơn. Tuy nhiên, đó không phải là thứ có thể dùng để giải thích tỉ lệ chênh lệch tới 200 lần. Times of Israel ghi nhận, vaccine có hiệu quả tới 92%, thấp hơn một chút so với con số 95% khi thử nghiệm lâm sàng. Những chỉ số thực sự ấn tượng, bởi nhóm đối tượng nghiên cứu Maccabi thực hiện có độ tuổi trung bình cao hơn so với những gì Pfizer từng làm.

Vaccine thực sự có tác dụng: Covid-19 đang bị chặn đứng tại quốc gia triển khai tiêm chủng thành công nhất thế giới - Ảnh 2.

Nhóm đối tượng của Bộ Y tế Israel có quy mô lớn hơn, và kết quả cũng gần tương tự. Trong vòng 1 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ 2, chỉ 317 người trên tổng số 715.425 dương tính với Covid-19 - chiếm 0,04%. Cần biết rằng các thử nghiệm lâm sàng sẽ rất khó để tiếp cận những chỉ số phức tạp hơn như số ca nhập viện và tử vong, vậy nên việc Israel chỉ ghi nhận 16 ca nhập viện (0,02%) là điều hết sức đáng chú ý.

Không chỉ có kết quả tương đồng với thử nghiệm lâm sàng, những gì xảy ra tại Israel cũng khớp với hạt Los Angeles (Mỹ). Đó là nơi cũng ghi nhận số ca nhiễm giảm đáng kể sau khi triển khai tiêm chủng.

Trên thực tế, tỉ lệ lây lan tại Israel đã giảm từ ngày 14/1. Tuy nhiên khi đó chưa thể công bố số liệu, vì không thể biết đó là hiệu quả của vaccine hay là do các biện pháp phòng dịch khác. Bởi lẽ, nhiều quốc gia cũng đạt được thành tựu này chỉ nhờ việc đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài.

Vaccine thực sự có tác dụng: Covid-19 đang bị chặn đứng tại quốc gia triển khai tiêm chủng thành công nhất thế giới - Ảnh 3.

Dẫu vậy, số liệu của Israel cũng ghi nhận con số kém ấn tượng nếu chỉ tiêm một mũi vaccine của Pfizer/BioNtech. Đó là nguyên nhân vì sao tỉ lệ lây nhiễm tại quốc gia này thời điểm đó vẫn tiếp tục tăng, bất chấp việc rất nhiều người đã được tiêm phòng.

Nếu như số liệu của họ được xác nhận, đây sẽ là thông tin quan trọng đối với các cơ quan y tế trên thế giới. Từ đây, giới chuyên gia sẽ biết được rằng liệu có nên sử dụng vaccine với số lượng hạn chế, hay ưu tiên tiêm chủng với quy mô lớn hơn trước.


Bài liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội