Kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp thời COVID - 19


Trong thời kỳ bùng phát COVID-19 hiện nay, các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự gián đoạn trong kinh doanh cũng như bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của nhân viên tại nơi làm việc. Sẵn sàng "đối đầu" với dịch bệnh nhưng vẫn giúp công ty hoạt động hiệu quả.

Triển khai các biện pháp cấp bách

Việc đầu tiên là doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi Chủ trương của Nhà nước, chỉ đạo từ địa phương sở tại, nghiên cứu kỹ về các biện pháp phòng ngừa và ứng cứu khi có trường hợp đột biến cũng như phương án dự phòng xảy ra nơi làm việc. Từ đó, tham mưu cho lãnh đạo các cấp, ban hành những chỉ đạo, nghị quyết cũng như các văn bản, thông tư hướng dẫn toàn thể nhân viên trong Công ty.

IMG-1342-8814-1612180620.jpg

KTS. Nguyễn Thành Lê - Chủ tịch kiêm giám đốc công ty Đầu tư XD và phát triển Thương Mại LAPHO.

Bên cạnh đó, các chính sách về nghỉ phép phải linh hoạt và không mang tính trừng phạt, đồng thời cho phép nhân viên có nguy cơ F1, F2, F3 nghỉ ngơi, khai báo y tế. Đặc biệt, cần tránh sự kỳ thị. Chính sách nghỉ phép cũng nên tính đến những nhân viên cần ở nhà với con cái của họ nếu trường học hoặc nơi giữ trẻ đóng cửa, hoặc để chăm sóc các thành viên trong gia đình bị ốm hoặc nghỉ liên quan đến COVID.

Khi có thể, hãy sử dụng địa điểm làm việc linh hoạt, ví dụ làm việc từ xa và giờ làm việc linh hoạt thay theo đổi ca làm việc. Thường xuyên làm sạch và khử trùng tất cả các bề mặt thường xuyên chạm vào, chẳng hạn như bàn làm việc, mặt bàn, tay vịn và tay nắm cửa. Cung cấp khăn giấy, khẩu trang miễn phí cho nhân viên, thùng rác không chạm, xà phòng và nước, nước rửa tay có ít nhất 60% cồn.

Đặc biêt, doanh nghiệp cần xác định các nhân viên thiết yếu và các chức năng kinh doanh cũng như các yếu tố đầu vào quan trọng khác như nguyên liệu thô, nhà cung cấp, dịch vụ, sản phẩm của nhà thầu phụ và dịch vụ hậu cần cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh.

Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh liên tục, xây dựng các chính sách linh hoạt khác để lên lịch và làm việc từ xa (nếu khả thi) và tạo chính sách nghỉ phép để cho phép nhân viên ở nhà chăm sóc các thành viên trong gia đình bị ốm hoặc chăm sóc trẻ em nếu trường học và nhà trẻ đóng cửa. Lên kế hoạch rõ ràng tập trung vào các công việc điều hành từ xa, nghiên cứu thêm phương án dự phòng trong điều kiện chờ đợi vắc - xin.

Đảm bảo vượt qua khủng hoảng

Người lãnh đạo doanh nghiệp cần lên kế hoạch điều hành công việc hạn chế tiếp xúc bằng nhiều ứng dụng công nghệ đang có như GROUP ZALO, GROUP VIVER, FACE TIME… Họp và điều hành qua ROOM… Tận dụng cách làm việc chia sẻ qua hình ảnh, cũng như lên kế hoạch chi tiết bằng hình ảnh minh họa để chia sẻ với các group chung.

Lên kế hoạch vĩ mô tập trung vào các công việc và lĩnh vực ảnh hưởng bởi Covid và có thể phục hồi ngay khi Covid qua đi. Lập kế hoạch cộng sự mới trong điều kiện không thể làm việc cũng như làm việc tập trung không còn hiệu quả.

Khủng hoảng COVID-19 đã thay đổi nhiều khái niệm cũng như mô hình về chi phí. Một số chi phí từng được các nhà lãnh đạo cho là cố định thì nay lại là chi phí biến đổi (chi phí thuê văn phòng). Trong khi đó, một số năng lực vốn được xem như kiến tạo khác biệt thì giờ đây đã trở thành điều kiện tối thiểu trong vận hành doanh nghiệp (ví dụ: tự động hóa và công nghệ giúp phối hợp làm việc).

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang dần thích nghi với trạng thái “bình thường mới”, các lãnh đạo doanh nghiệp phải tiếp tục cân bằng chiến lược cắt giảm chi phí mà không gây ảnh hưởng tới doanh nghiệp, đồng thời chuyển hướng đầu tư cho các yếu tố giúp tăng trưởng. Để chuẩn bị cho những khủng hoảng trong tương lai, đây chính là thời điểm thích hợp để xem xét lại các lĩnh vực doanh nghiệp ưu tiên, tìm kiếm sự khác biệt trong chuỗi giá trị và đào tạo nhân viên theo cách vận hành mới. Chúng ta thường xuyên phải quan tâm đến 3 giá trị cốt lõi của doanh nghiệp:

Một là, xem xét lại các ưu tiên chiến lược; Hai là xác định những điểm khác biệt trọng tâm; Ba là đào tạo nhân viên theo phương pháp vận hành thời kỳ mới.

Để đảm bảo doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng Covid - 19 và hậu Covid, luôn cần những hướng đi sáng tạo đáng kể trong kinh doanh, đồng thời kết hợp thời đại công nghệ để vận hành tránh tiếp xúc giảm lây nhiễm để cùng nhau vượt qua thời kỳ khủng hoảng của doanh nghiêp, đất nước nói riêng cũng như Thế giới nói chung.

KTS. Nguyễn Thành Lê 

Chủ tịch kiêm giám đốc Cty Đầu tư XD và phát triển TM LAPHO

Bài liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Thời tiết
Thời tiết Hà Nội