Mới đây, một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Mammalogy đã mô tả về một loài chuột kỳ dị sống ở châu Phi, cũng là loài động vật có vú duy nhất được biết đến có khả năng thu thập chất độc từ thực vật để phòng vệ. Đó chính là loài chuột có mào châu Phi (Lophiomys imhausi) hay còn gọi là chuột nhím.
Khác với sự thật về vũ khí bí mật có thể gây chết người, chuột nhím có vẻ ngoài khá... vô hại. Ngoại hình của nó là sự lai tạp giữa chồn hôi và nhím nhỏ; chỉ vài miligam chất độc từ lông của chuột nhím đủ khiến một người đàn ông trưởng thành mất mạng.
Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, loài chuột mào thu thập chất độc từ cây mũi tên độc (Acokanthera schimperi). Khi bị đe dọa, chúng sẽ dựng mào lông dọc theo sống lưng. Lông của chuột nhím có hình dáng khá đặc biệt, một dải lông chạy dài từ đầu tới đuôi và xù cao mỗi khi bị đe dọa; giống như một cái bờm độc nhất vô nhị trong thế giới loài chuột.
Khi bờm dựng đứng lên, lưng chuột sẽ tiết ra tuyến mùi có mùi hôi khó chịu, đây chính là vũ khí mà chuột nhím dùng để xua đuổi các loại thú săn thịt, thậm chí nó có thể phát tán mùi đi xa.
Điều đặc biệt, cơ thể chuột nhím có thể hấp thụ đủ nước từ trong thức ăn nên chúng rất ít khi uống nước. Khi ăn, chúng ngồi trên đùi sau và dùng các ngón tay để cầm và cho thức ăn vào miệng. Chuột nhóm có thân dài khoảng 35cm, đuôi khoảng 17cm, cân nặng khoảng 3kg; con cái thường lớn hơn con đực. Loại động vật này sống trong rừng, chủ yếu xuất hiện tại Ethiopia, Somalia, Sudan và Kenya.
Dù mang chất độc chết người, chuột nhím lại là loài động vật ăn cỏ với tính cách ôn hòa, thích chải lông cho nhau. Chúng còn sống theo chế độ một vợ một chồng, tốc độ sinh sản chậm và tuổi thọ cao.
Xem thêm: Giải mã bí ẩn về loài nhện lạc đà duy nhất ở Việt Nam: Vết cắn liệu có nguy hiểm tính mạng?
Tiểu Long