Chính sách hỗ trợ phục hồi: Không vì “điểm” quên “diện”


Chương trình hỗ trợ mới phải tập trung vào hỗ trợ cho các doanh nghiệp có triển vọng xu thế phát triển tốt, tạo đà lan tỏa cho các doanh nghiệp khác vượt qua khó khăn.

Cần có trọng điểm

Dự thảo Chương trình kích thích phục hồi kinh tế mới đã được Bộ Kế hoạch - Đầu tư xây dựng, trong đó đã thiết kế các chính sách và giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho nền kinh tế, doanh nghiệp và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 trong năm 2021. Việc thiết kế, thực thi chính sách kích thích trở nên phức tạp và khó khăn hơn những năm trước rất nhiều, bởi theo các chuyên gia cuộc khủng hoảng Covid-19 rất khác biệt so với các đợt khủng hoảng kinh tế trước đây. Các chuyên gia cùng đồng thuận, lần này cần một chương trình kích thích để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và phát triển chứ không chỉ dừng lại ở sự cứu trợ doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất kinh doanh vượt qua khó khăn như gói hỗ trợ năm 2020. Nhưng đối tượng hướng đến của những chính sách hỗ trợ lần này lại đang chưa có được sự đồng thuận cao.

chinh sach ho tro phuc hoi khong vi diem quen dien
Dệt may là một trong những lĩnh vực chịu nhiều tác động tiêu cực từ đại dịch Covid

TS. Lê Xuân Sang - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, chương trình kích thích tiếp theo vẫn không nên và không thể cứu tất các doanh nghiệp yếu kém để sau đó tạo ra gánh nợ. Bởi có nhiều ngành bị tác động tiêu cực bởi Covid-19, song cũng có nhiều nhóm ngành được hưởng lợi. Đây là điểm rất khác biệt so với khủng hoảng tài chính, khi hầu hết các ngành bị ảnh hưởng, hoặc có ít ngành hưởng lợi hơn. Hơn nữa trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, chỉ nên tập trung ưu tiên vào giải cứu, hỗ trợ các doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng cao, tạo năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo cho nền kinh tế trong dài hạn. Mặt khác, mức độ, ngành hàng thuộc diện giải cứu cần tính đến (dựa trên) mức độ hưởng lợi - thiệt hại của ngành từ đại dịch này. Đồng thời cần xây dựng và chuẩn bị sẵn các gói giải pháp theo hướng vừa sẵn can thiệp và vừa rút lui tùy theo các kịch bản diễn biến của Covid-19 trong thời gian tới.

Cùng quan điểm trên, ông Phan Đức Hiếu - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng, cần có gói kích thích kinh tế tiếp theo để thúc đẩy tăng trưởng thời gian tới. Nhưng để tránh những tác dụng ngược thì gói hỗ trợ phải chính xác về đối tượng, dựa theo kết quả đầu ra, tránh cào bằng. Ví dụ, chính sách hỗ trợ thuế cần gắn với chi phí doanh nghiệp bỏ ra, tức là doanh nghiệp nào thực sự hoạt động và bị ảnh hưởng thì mới được hưởng hỗ trợ. Bên cạnh đó, chính sách cần hướng đến khuyến khích cơ chế sàng lọc tự nhiên của thị trường. Theo đó, các doanh nghiệp khỏe tiếp tục hoạt động và phát triển, các doanh nghiệp yếu chấp nhận rút lui.

Nhưng cần bao quát

Đồng ý là với nguồn lực hạn chế thì sự hỗ trợ phải có trọng tâm trọng điểm, nhưng TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, chương trình hỗ trợ mới phải tập trung vào hỗ trợ cho các doanh nghiệp có triển vọng xu thế phát triển tốt, tạo đà lan tỏa cho các doanh nghiệp khác vượt qua khó khăn. Điều đó không sai, nhưng cũng không dễ. “Covid-19 tác động toàn diện và rất lớn, vậy xác định những doanh nghiệp tốt để hỗ trợ bằng cách nào? Hay trong số hàng triệu lao động chịu ảnh hưởng, làm thế nào để xác định được những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất để hỗ trợ? Nếu chọn ngay từ đầu để hỗ trợ thì chưa chắc đúng”, TS. Võ Trí Thành đặt vấn đề.

Vì vậy chuyên gia này cho rằng, các chính sách hỗ trợ tới đây vẫn phải tính đến “diện” – bao quát được các đối tượng, lĩnh vực - nhưng khác gói hỗ trợ trước ở chỗ phải có “điểm” – xác định các đối tượng cụ thể cần hỗ trợ. “Quan trọng nhất là cần tạo ra một môi trường thuận lợi nhất để hỗ trợ theo xu thế. Và trong xu thế ấy, nảy nở ra những người thắng cuộc thì hỗ trợ. Như vậy tinh thần chung của chương trình hỗ trợ tới đây là cần đủ lớn, có thể kéo dài sang cả năm 2022, nhưng phải gắn với tái cấu trúc nền kinh tế và các xu thế phát triển mới, không chỉ hỗ trợ để doanh nghiệp cầm cự được mà phải phục hồi và cấu trúc lại”, TS. Võ Trí Thành nói.

Từ kinh nghiệm của gói hỗ trợ lần một chưa được như kỳ vọng, TS. Võ Trí Thành cũng nhấn mạnh, thời điểm ban hành chính sách, tính hợp lý của chính sách và thực thi chính sách hỗ trợ là những vấn đề quan trọng. Trong đó, thực thi chính sách trên thực tế là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Tại sao khả năng tiếp cận chính sách thấp, tại sao thực thi kém là những vấn đề cần phải làm rõ thì những chính sách hỗ trợ tới đây mới mang lại hiệu quả.

Có lẽ đây cũng là những vấn đề mà trong thiết kế, xây dựng chính sách hỗ trợ mới cần đặc biệt lưu tâm, từ đó xây dựng được những giải pháp thực sự đúng, trúng, gắn với khả năng triển khai thực tế. Việt Nam đã thành công trong khống chế dịch bệnh với mức phí tổn thấp nhất. Hơn lúc nào hết, tinh thần ấy cần phải được thể hiện trong chương trình hỗ trợ phục hồi tới đây.

Đỗ Phạm

Nguồn:

Bài liên quan

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 18-22/1

Tuần từ 18/01 - 22/01, tỷ giá trung tâm tiếp tục được NHNN điều chỉnh tăng – giảm qua các phiên trong tuần; Trên thị trường chứng khoán, mặc dù tăng tích cực nhiều phiên, thị trường vẫn chao đảo bởi một phiên giảm điểm mạnh...

QTDND Quý Sơn: Sức mạnh từ những người phụ nữ...

Có lẽ hiếm có QTDND nào mà từ chủ tịch HĐQT, giám đốc đến nhân viên giao dịch đều là nữ. Thế nhưng, tập thể toàn nữ ấy đang viết nên những câu chuyện đẹp khi chắt chiu từng đồng vốn nhỏ làm giàu cho các thành viên của mình. Giúp các thành viên ngày ...

M2 chung tay đẩy lùi dịch Covid-19

Trước giai đoạn cao điểm của dịch bệnh Covid-19, Công ty Cổ phần M2 Việt Nam quyết định ngừng làm việc trực tiếp tại các không gian trong chuỗi Hệ thống 21 cửa hàng của M2 và chuyển sang giao dịch online từ 13h00 ngày 26/3/2020 đến 8h00 ngày ...

Xem xét ứng dụng Big Data trong quản trị dữ liệu

Theo khuyến nghị của các chuyên gia, các ngân hàng cần quan tâm đến đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu, dành một khoản đầu tư riêng cho việc nâng cấp hệ thống dữ liệu và tăng cường việc ứng dụng các giải pháp công nghệ của Big Data trong phân tích và ...
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội