Từ nhiều thập kỷ nay, ngành thời trang hoạt động với quy luật bất thành văn: cố gắng khiến khách hàng mua càng nhiều đồ mới càng tốt, kiếm lợi nhuận từ những cuộc mua sắm này. Tuy nhiên trong xu hướng hiện nay, các thương hiệu thời trang lại thuyết phục người dùng tiếp tục sử dụng lại những món đồ đã mua. Thậm chí một số thương hiệu còn trả tiền để khách hàng làm như vậy.
Chẳng hạn thương hiệu Aday. Để khởi động chiến dịch năm mới, Aday đã mời 600 khách hàng mặc lại những món đồ họ đã mua từ thương hiệu này và trả mỗi người 25 - 75 USD tùy thuộc vào số lần mặc.
Hoặc Wool&Prince đưa ra thử thách: nếu khách hàng có thể mặc cùng một mẫu đầm hoặc áo sơ mi trong 100 ngày liên tục, họ sẽ nhận được thẻ quà tặng 100 USD.
Trong khi đó, thương hiệu thời trang nam L’Estrange London cũng “thách thức” khách hàng mặc đi mặc lại 7 món trong bộ sưu tập chính của hãng để có cơ hội nhận lại tất cả số tiền mua các sản phẩm này.
Vì sao lại có xu hướng “lạ” như vậy?
Câu trả lời bề ngoài: Để bảo vệ môi trường
Theo thống kê, ngành thời trang là nguyên nhân của 10% lượng khí carbon toàn cầu, tiêu tốn 93 tỷ mét khối nước và thải ra nửa triệu tấn vi sợi nhựa ra đại dương.
Con số khủng khiếp này đến từ việc sản xuất hàng thời trang quá nhiều. Dân số thế giới hiện tại xấp xỉ 8 tỷ người, thế nhưng mỗi năm có đến 100 tỷ món quần áo ra đời!
Trào lưu sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường của một số thương hiệu cũng không thể thay đổi tình hình nếu nguyên ngành công nghiệp thời trang vẫn sản xuất số lượng lớn như vậy.
Chính vì vậy, một số thương hiệu đã bắt đầu sản xuất ít lại, đồng thời khuyến khích khách hàng dùng đi dùng lại các món đồ. Dĩ nhiên, bản chất của xu hướng này vẫn là marketing. Theo đó, thương hiệu vẫn muốn khách hàng mặc đồ của họ, chứ không phải những món đồ cũ của các thương hiệu khác.
Nếu chiến lược này xuất hiện ở những năm khác, chắc chắn sẽ bị chìm nghỉm. Nhưng trong năm 2020, sau khi ở nhà hàng tháng trời và nhận ra sự thoải mái của việc mặc những món đồ cơ bản ngày qua ngày, người tiêu dùng bắt đầu nhận ra lợi ích của việc mặc đi mặc lại các món đồ. Và các nhãn hàng không bỏ qua tâm lý này, lấy ngay đó để xây dựng các chương trình truyền thông.
Tuy nhiên, “bảo vệ môi trường” không phải là một thông điệp, một chiến lược marketing mới, mà đã trở thành “câu cửa miệng” cho các nhãn hàng từ cả chục năm nay. Chính vì vậy, các hãng thời trang phải nghĩ ra những cách làm mới để truyền tải thông điệp “bảo vệ môi trường” này. Từ đó, những thử thách kiểu “mặc lại đồ cũ” đã được ra đời.
Nhưng, nếu các khách hàng cứ mặc lại đồ cũ như vậy, có phải các hãng thời trang đang “lấy đá ghè chân mình”, liệu có còn kiếm được tiền?
Còn tiếp...
Mời các bạn tham gia vào Diễn đàn chuyên sâu: Doanh nhân, Doanh nghiệp, Diễn đàn bất động sản, Khởi nghiệp, Diễn đàn pháp luật, Diễn đàn Tài chính
Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.