Trí tuệ nhân tạo trong doanh nghiệp: Hướng đến ứng dụng rộng rãi


Cuộc CMCN 4.0 và xu hướng mới do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cho các DN càng nỗ lực đẩy nhanh các ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Tại Việt Nam, nhiều DN đã nhanh chóng đầu tư công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động sản xuất, vừa tạo được hiệu quả cao, vừa đảm bảo được an toàn trong bối cảnh giảm tiếp xúc trực tiếp. Việc khai thác sức mạnh của AI sẽ tạo ra một xu hướng phát triển mới trong thời gian tới.

Trong bối cảnh hiện nay, nhiều DN bị ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là nguồn nguyên liệu bị đứt gãy, các hoạt động giao dịch bị ách tắc do dịch bệnh. Theo các chuyên gia, việc ứng dụng công nghệ 4.0 và khai thác hiệu quả AI sẽ tối đa hóa được hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, hiện các DN tại Việt Nam, nhất là DNNVV còn gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực này do nguồn vốn, nguồn nhân lực còn hạn hẹp.

tri tue nhan tao trong doanh nghiep huong den ung dung rong rai

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch HĐQT CTCP MISA cho biết, dịch bệnh đã làm xáo trộn nhiều quy luật thông thường trước đây, khiến cho việc tiếp cận khách hàng cũng trở nên khó khăn hơn. Bởi vậy những công cụ ứng dụng AI như họp trực tuyến, thu thập dữ liệu khách hàng thông qua internet, bán hàng trực tuyến… sẽ giúp các DN có thể làm việc với khách hàng từ xa mà vẫn đảm bảo được các hoạt động kinh doanh… Đặc biệt, các hoạt động trực tuyến đã giảm được rất nhiều chi phí cũng như thời gian cho DN.

Theo Báo cáo tổng quan ngành CNTT năm 2020 của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) cho thấy, Chính phủ và các DN Việt Nam đặc biệt quan tâm đến công nghệ AI- hiện được đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư, phát triển và ứng dụng rộng rãi. Việt Nam đang tham vọng xây dựng một Chương trình nghiên cứu và phát triển AI Quốc gia với Thung lũng AI dự kiến đặt tại Quy Nhơn. Các DN lớn Việt Nam đang xây dựng các nền tảng AI quy mô của riêng mình, làm tiền đề giải quyết những bài toán của các ngành các lĩnh vực khác như: VinAi, FPTAI, Viettel AI. Một số startup Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng nền tảng AI đã khẳng định được vị thế không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới như Kambria, Kampa, Gotit, Elsa…

Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm sản phẩm và giải pháp, VNPT Technology, công ty đang tập trung nghiên cứu những công nghệ tiên tiến, làm chủ hoàn toàn từ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo đến sản xuất hàng loạt để cung cấp ra thị trường, nhằm tạo ra sản phẩm “Make in Việt Nam” có tính ứng dụng và hàm lượng công nghệ cao. Hệ sinh thái sản phẩm AIoT mà DN đang phát triển bao gồm Nền tảng ONE IoT (ONE IoT Platform) và các giải pháp ngành dọc như nông nghiệp, môi trường, nhà thông minh, giám sát an ninh... Hiện VNPT Technology đã cung cấp ra thị trường gần 10 triệu sản phẩm với khách hàng tại 11 quốc gia trên thế giới. Song song với việc duy trì và phát triển khách hàng truyền thống là các nhà cung cấp dịch vụ, VNPT Technology đang mở rộng phát triển thị trường khách hàng DN và khách hàng cá nhân - hộ gia đình với các sản phẩm, giải pháp thông minh trên nền tảng ONE IoT. Hiện nay các DN đã và đang chú trọng đến các ứng dụng sử dụng AI trong các hoạt động của mình. Chính vì vậy, thông qua hai nền tảng ONE IoT và nền tảng chuyển đổi số, VNPT Technology sẽ hướng đến đối tượng là các DN nhỏ và vừa, giúp các đơn vị này có thể vận hành trên không gian số một cách dễ dàng. Đồng thời, công ty cũng phát triển các sản phẩm dịch vụ chuyên ngành điển hình trong 8 lĩnh vực trọng điểm mà Chính phủ đã đề ra như: nông nghiệp, y tế, giáo dục...

Có thể thấy, cùng với công cuộc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ, AI đang là cơ hội cho các DN vượt lên trong cuộc CMCN 4.0, nhưng cũng là nguy cơ tụt hậu, bị bỏ lại ngày càng xa đối với ai không quan tâm đến nó. Đại dịch Covid là cú huých đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số tại các cơ quan, tổ chức, DN.

Tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐ/TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2015, định hướng đến năm 2030. Tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Trong đó, việc phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo cần được thúc đẩy mạnh mẽ nhằm tận dụng thế mạnh và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Nguyễn Minh

Nguồn:

Bài liên quan

QTDND Quý Sơn: Sức mạnh từ những người phụ nữ...

Có lẽ hiếm có QTDND nào mà từ chủ tịch HĐQT, giám đốc đến nhân viên giao dịch đều là nữ. Thế nhưng, tập thể toàn nữ ấy đang viết nên những câu chuyện đẹp khi chắt chiu từng đồng vốn nhỏ làm giàu cho các thành viên của mình. Giúp các thành viên ngày ...

M2 chung tay đẩy lùi dịch Covid-19

Trước giai đoạn cao điểm của dịch bệnh Covid-19, Công ty Cổ phần M2 Việt Nam quyết định ngừng làm việc trực tiếp tại các không gian trong chuỗi Hệ thống 21 cửa hàng của M2 và chuyển sang giao dịch online từ 13h00 ngày 26/3/2020 đến 8h00 ngày ...

Xem xét ứng dụng Big Data trong quản trị dữ liệu

Theo khuyến nghị của các chuyên gia, các ngân hàng cần quan tâm đến đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu, dành một khoản đầu tư riêng cho việc nâng cấp hệ thống dữ liệu và tăng cường việc ứng dụng các giải pháp công nghệ của Big Data trong phân tích và ...

Năm 2020 điều hành lạm phát cơ bản trong khoảng 2%-2,5%

Năm 2020, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành lạm ...
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội