Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng:

Chức năng:

Tiếp nhận vốn ngân sách của cấp tỉnh, vốn tài trợ, viện trợ; huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn;

- Tiếp nhận và quản lý nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng ủy thác;

- Tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc theo quy định tại Điều 10 Nghị định 05/2008/NĐ-CP, ngày 14/1/2008 Chính phủ về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và thực hiện hỗ trợ vốn cho các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án theo quy định tại Nghị định 05/2008/NĐ-CP.

Nhiệm vụ:

- Vận động, tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, ủy thác của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; nguồn tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;

- Tổ chức thẩm định, xét chọn chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án mà Quỹ có thể hỗ trợ kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc quyết định theo thẩm quyền;

- Hỗ trợ tài chính cho các chương trình, dự án, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện hoặc các hoạt động phi dự án;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tựong trong việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí do Quỹ hỗ trợ;

- Thực hiện các quy định của pháp luật về thống kê, kế tóan, kiểm tóan và chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh;

- Quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiêu quả các nguồn vốn; bảo tòan và phát triển vốn; tự bù đắp chi phí quản lý;

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nuớc theo quy định hiện hành;

- Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý Quỹ và thực hiện các nhiệm vụ UBND tỉnh giao nhưng không được trái với quy định tại Nghị định 05/2008/NĐ-CP của Chính phủ;

- Quỹ đựoc thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/08/2012, đã huy động đuợc nguồn tài chính đáng kể và bền vững phục vụ công tác bảo vệ, phát triển rừng, góp phần cải thiện sinh kế, ổn định đời sống của người làm nghề rừng. Cụ thể nguồn thu từ DVMTR hằng năm đạt khoảng 40 tỷ đồng và được tái đầu tư cho các chủ rừng đang  quản lý, bảo vệ hơn 37 % diện tích rừng trên toàn tỉnh, đây có thể xem là nguồn thu gia tăng cho công tác BVPTR tại địa phưong, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay ngân sách phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng ngày càng hạn chế, thì đã giải quyết được rất nhiều khó khăn cho các chủ rừng là các Cty TNHH MTV Lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhờ có chính sách chi trả DVMTR đã giải quyết đươc vấn đề tiền lương cho cán bộ làm công tác QLBVR tại các công ty TNHH MTV Lâm nghiệp; Các BQL rừng, Vuờn quốc gia có nguồn tiền để tăng cuờng công tác tuần tra, truy quét, mua các công cụ, dụng cụ phục vụ tốt hơn cho công tác QLBVR, các hộ nhận khóan nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống... giảm thiểu tác động của người dân, cộng đồng với rừng.