A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chiến tranh thương mại Hoa Kỳ- Trung Quốc: Cần có cái nhìn thận trọng về thương mại

Đây là chủ đề chính trong báo cáo chuyên đề của Thành ủy TP. Hồ Chí Minh diễn ra ngày 29/9.  

tac dong cua chien tranh thuong mai hoa ky trung quoc den kinh te tp ho chi minh
Hội nghị báo báo cáo chuyên đề "Tác động chiến tranh thương mại Hoa Kỳ- Trung Quốc đến kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Tại hội nghị, Tiến sĩ Võ Trí Thành- Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ- Trung Quốc là mâu thuẫn về chính sách thương mại giữa hai nước nên tác động trực tiếp đến hai nước. Tuy nhiên, do đây là hai nền kinh tế lớn nhất, nhì thế giới nên sẽ tác động đến toàn cầu, tác động đến tất cả các nước, đặc biệt là những nước như Việt Nam với độ mở kinh tế rất cao và Trung Quốc - Hoa Kỳ lại là hai đối tác quan trọng bậc nhất trong làm ăn kinh tế của Việt Nam.

Theo phân tích của TS Thành nếu cuộc chiến xảy ra trong thời gian ngắn hạn thì tác động về thương mại là chưa nhiều. Bởi lẽ, trong 34 tỷ USD đầu tiên phía Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc chỉ chủ yếu nhắm đến các mặt hàng công nghệ. Đây không phải nhóm hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Về dài hạn, nếu cuộc chiến này tiếp tục leo thang, có thể làm dịch chuyển thương mại, vì nếu Hoa Kỳ không nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc thì họ phải tìm đến những thị trường khác. Do vậy, thương mại chịu tác động tiêu cực nhiều hơn. Cuộc chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế thế giới vì theo tính toán, nếu tăng trưởng kinh tế thế giới giảm 0,5 điểm %, sẽ là con số rất lớn. Qua đó, ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam mà xuất khẩu lại là một trụ cột cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Chính vì thế Việt Nam cần có cái nhìn thận trọng về vấn đề thương mại.

Tuy nhiên, không nên hoảng hốt mà cần bình tĩnh trước chiến tranh thương mại Hoa Kỳ- Trung Quốc. Bởi vì, cuộc chiến này cũng có nhiều tác động tích cực. Đó là sẽ xuất hiện việc dịch chuyển về đầu tư và thương mại, tận dụng cơ hội, giảm thiểu khó khăn- TS Thành chia sẻ.

Để hạn chế rủi ro Việt Nam cần đa phương hóa, chia sẻ rủi ro, kết hợp đối tác. Đồng thời, tiếp tục cải cách, tăng cường năng lực cạnh tranh. Trước mắt, phải thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó là thị trường tài chính; tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế Việt Nam, đó là chính sách phải linh hoạt, tăng cường năng lực, sức mạnh 2000 của hệ thống tài chính Việt Nam; có cơ chế xử lý khủng hoảng. Về chính sách phản ứng phải linh hoạt và uyển chuyển. Riêng đối với TP. Hồ Chí Minh cần phát triển đô thị thông minh, tạo tính lan tỏa, mạnh dạn đi đầu trong đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ 4.0, phải là nơi đi đầu trong thu hút nhân tài.

Phát biểu kết luận và chỉ đạo hội nghị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đề nghị TP cần tiếp tục theo dõi sát sao tình hình, bình tĩnh ứng xử ngắn hạn phải đi đôi với dự báo dài hạn. Đến nay, trong 7 chương trình đột phá của TP. Hồ Chí Minh, có 1 chương trình liên quan trực tiếp là Chương trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng đề án Khu đô thị sáng tạo phía Đông TP gồm Quận 2, 9, Thủ Đức; trong đó xây dựng khu này trở thành hạt nhân của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. TP. Hồ Chí Minh quyết tâm xây dựng TP thông minh, giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế của cả nước, tạo môi trường sống tốt, đồng thời tạo động lực cho vùng kinh tế TP. Hồ Chí Minh phát triển bền vững.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...