A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Việt Nam là quốc gia đông dân được toàn cầu hóa nhất trong lịch sử hiện đại

Toàn cầu hóa đang trải qua thời kỳ khó khăn. Sự kiện nước Anh rời khỏi EU, sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc ở Mỹ và sự leo thang xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang thúc đẩy tiến trình hướng tới nền kinh tế toàn cầu được kết nối hơn.

Thương mại quốc tế theo tỷ lệ trong GDP đã giảm từ 60% năm 2011 xuống 56% năm 2016 như một dấu hiệu khác cho thấy sức khỏe yếu kém của toàn cầu hóa. Nếu có một biến động chống lại toàn cầu hóa, các nhà kinh tế cho rằng bằng cách nhìn vào nền kinh tế Việt Nam, sẽ không thấy điều đó. Năm 2017, thương mại của Việt Nam theo tỷ lệ GDP đạt hơn 200%. Đây là mức cao nhất đối với bất kỳ quốc gia nào có dân số hơn 50 triệu người trong dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, kể từ năm 1960 đến nay. Trong số 20 nước đông dân nhất thế giới, Việt Nam đã vượt vị trí số 2 của Thái Lan với 122%.

viet nam la quoc gia dong dan duoc toan cau hoa nhat trong lich su hien dai

Biện pháp này được tính toán bằng cách cộng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu sau đó chia cho số liệu theo GDP. Các nước có các biện pháp cao thường giàu và nhỏ. Hồng Kong, Singapore và Luxembourg đều có tỷ lệ trên 300%. Các công ty ở các nước này sản xuất để xuất khẩu vì thị trường trong nước quá nhỏ để tiêu thụ hết sản lượng của họ. Là một nước đông dân và nghèo, Việt Nam được xem là một ngoại lệ. Nền kinh tế toàn cầu hóa đặc biệt của Việt Nam là kết quả của việc tập trung vào xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế. Giống như Trung Quốc trước đó, Việt Nam đã mở cửa thị trường lao động giá rẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài và trở thành trung tâm sản xuất với chi phí thấp. Nước này hiện là nước xuất khẩu hàng điện tử và may mặc lớn, với Mỹ và Trung Quốc là những thị trường xuất khẩu chính. Để tạo ra những mặt hàng đó, Việt Nam là nước nhập khẩu chính các bộ phận máy móc và tài nguyên từ Hàn Quốc và Trung Quốc.

Toàn cầu hóa tốt cho Việt Nam. GDP bình quân đầu người tăng từ khoảng 1.500 USD năm 1990 lên khoảng 6.500 USD hiện nay. Không giống như ở một số nền kinh tế tăng trưởng nhanh, sự thịnh vượng mới được chia sẻ. Tỷ lệ người nghèo cùng cực đã giảm từ trên 70% hồi đầu những năm 1990s xuống khoảng 10% năm 2016. Trong một báo cáo gần đây, Ngân hàng Thế giới ghi nhận những công việc được tạo ra do các ngành xuất khẩu của Việt Nam đối với sự giảm nghèo đáng kể này. Người Việt Nam đã nhận thấy những lợi ích của toàn cầu hóa, như Matt Phillips đã chỉ ra trong cuộc khảo sát nghiên cứu Pew năm 2014 cho thấy có 95% người Việt Nam cho biết “thương mại là tốt”.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...