Thời gian làm việc: 8h00 - 17h từ Thứ 2 đến Chủ nhật

Tổng đài: 0936 388 xxx Cấp cứu: 024 3728 xxxx

Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những điều cần biết về bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi trẻ em dễ lây lan tại những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư…

ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH SỞI Ở TRẺ NHỎ

Bệnh sởi trẻ em dễ lây lan tại những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư…

Bệnh sởi trẻ em dễ lây lan tại những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư…

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ, trong đó đáng lo ngại nhất là bệnh sởi ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, lây truyền qua đường hô hấp do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện…

Trẻ dễ bị lây nhiễm bệnh nếu ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư…Đây cũng là căn bệnh dễ bùng phát thành dịch. Sau khi trẻ mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút khiến trẻ dễ mắc các bệnh kèm theo khác. Nếu trẻ không được điều trị đúng cách, hiệu quả và kịp thời, nguy cơ dẫn đến biến chứng nguy hiểm là tất yếu.

BỆNH SỞI THỂ HIỆN Ở NHỮNG DẤU HIỆU NÀO Ở TRẺ? 

Trẻ nhiễm bệnh sởi có các triệu chứng đặc trưng như:

-Sốt cao trên 39°C

-Viêm long đường hô hấp trên

-Chảy nước mũi và nước mắt

-Ho khan kéo dài, khàn tiếng

-Viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt

-Phát ban: xuất hiện theo thứ tự: ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ. Ngày thứ 2 ở ngực lưng cánh tay. Ngày thứ 3 ở bụng, mông, đùi, chân. Khi ban mọc tới chân thì trẻ hết sốt và ban bắt đầu bay.

Sốt cao liên tục từ 39°C - 40°C, khó thở, mệt mỏi, không ăn uống, phát ban toàn thân là những dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ em

Sốt cao liên tục từ 39°C – 40°C, khó thở, mệt mỏi, không ăn uống, phát ban toàn thân là những dấu hiệu của bệnh sởi ở trẻ em.

BỆNH SỞI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Nếu trẻ mắc bệnh sởi mà không được điều trị kịp thời, hiệu quả, bệnh tăng nặng khiến trẻ gặp phải các tình trạng sau, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất:

– Trẻ sốt cao liên tục từ 39°C – 40°C

– Khó thở, thở nhanh.

– Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…

– Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

ĐỐI PHÓ ĐÚNG CÁCH VỚI BỆNH SỞI Ở TRẺ EM

Người chăm sóc cần đưa trẻ đi khám tại bệnh viện có chuyên khoa Nhi hoặc bệnh truyền nhiễm sớm khi trẻ có các dấu hiệu nghi vấn nhiễm sởi nêu trên. 

Bên cạnh đó, trẻ cần được chăm sóc tại nhà đúng cách:

-Nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ. Cần cách ly trẻ bị bệnh với trẻ lành. Cho trẻ bị sởi uống thuốc hạ sốt nếu sốt từ 38,5°C trở lên (theo chỉ định của bác sĩ). Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

-Cách vệ sinh cho trẻ: tắm cho trẻ bằng nước ấm, giữ gìn tránh để nhiễm lạnh. Thay quần áo cho trẻ đều đặn mỗi ngày, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ. Nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối 0,9%, mỗi ngày 3 lần.

-Chế độ ăn: Nếu trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ được 6 tháng trở lên). Thức ăn cho trẻ khi mắc sởi cần mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biến theo khẩu vị người bệnh. Không cần kiêng mà phải bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất đi trong quá trình nhiễm trùng. Trẻ lớn đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A. Bổ  sung Vitamin A để dự phòng thiếu vitamin này, giúp bảo vệ mắt, theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em.

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI 

Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh sởi ở trẻ em. Vắc xin tiêm phòng sởi đã được đưa vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc. Để phòng bệnh tốt nhất, trẻ cần được tiêm đủ các mũi theo đúng lịch. Qua đó, trẻ nhỏ được tiêm miễn phí vắc xin này, cụ thể như sau:

– Tiêm mũi 1: với trẻ 9 tháng tuổi.

– Tiêm mũi vắc xin phối hợp sởi – rubella: với trẻ 18 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, để ngăn bệnh sởi lây lan, trẻ mắc bệnh cần được cách ly, tránh lây truyền bệnh sang các đối tượng khác. Phải đeo khẩu trang nếu tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người đang nghi vấn bị sởi.

Cần chú ý giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở bằng cách thường xuyên lau nhà, bàn, ghế, cầu thang, đồ chơi, nhà vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. 

andv

Tác giả: andv

Bài viết liên quan

Chưa có bài viết nào

Tư vấn ngay

0936 388 xxx

Thời gian

8:00 - 17:00

Tổng đài: 1900 55 xxxx

Bài viết xem nhiều

Bài viết mới