Thời gian làm việc: 8h00 - 17h từ Thứ 2 đến Chủ nhật

Tổng đài: 0936 388 xxx Cấp cứu: 024 3728 xxxx

Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tổng quan về tiêu chảy ở trẻ

Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn non nớt nên rất nhạy cảm với vi rút, vi khuẩn, các loại thức ăn lạ… Chính vì thế để giúp trẻ phát triển hệ tiêu hóa một cách an toàn thì các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý tránh xa các tác nhân được cho là nguyên nhân chính gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ như:

NGUYÊN NHÂN TIÊU CHẢY Ở TRẺ

Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn non nớt nên rất nhạy cảm với vi rút, vi khuẩn, các loại thức ăn lạ… Chính vì thế để giúp trẻ phát triển hệ tiêu hóa một cách an toàn thì các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý tránh xa các tác nhân được cho là nguyên nhân chính gây ra tiêu chảy ở trẻ nhỏ như:

– Vệ sinh chưa sạch: Việc vui chơi sẽ giúp trẻ thúc đẩy hoàn thiện trí não, tuy nhiên vui chơi khó có thể tránh khỏi việc trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như: vi rút, vi khuẩn bám vào tay chân, cơ thể. Nếu như vệ sinh không đúng cách thì trẻ dễ bị nhiễm khuẩn Trẻ càng nhỏ thì sức đề kháng càng non yếu, đặc biệt là trẻ sơ sinh, nguy cơ mắc tiêu chảy sẽ càng cao hơn.

– Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Đối với trẻ sơ sinh ăn dặm quá sớm, uống loại sữa công thức không phù hợp; với trẻ lớn một thực đơn có nhiều chất béo, đồ ăn tanh, ít chất xơ… đều có thể khiến cho trẻ bị tiêu chảy

DẤU HIỆU TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

– Trẻ bị đau bụng, có thể đau quặn từng cơn, đau nhói rất khó chịu

– Vã mồ hôi

– Sốt cao, kèm theo biểu hiện khát nước.

– Đi ngoài phân lỏng, thậm chí thành nước

– Đại tiện không kiểm soát, đại tiện nhiều lần trong một ngày

– Trẻ mệt mỏi, có cảm giác như muốn lả đi

….

Khi trẻ có dấu hiệu trên thì bố mẹ nên đưa đến viện càng sớm càng tốt vì nếu không được điều trị kịp thời thì rất nguy hiểm do mất nước quá nhiều, cộng thêm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột cao.

Cần đưa bé đi khám khi có dấu hiệu nghi ngờ bị tiêu chảy

Cần đưa bé đi khám khi có dấu hiệu nghi ngờ bị tiêu chảy

ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY Ở TRẺ NHƯ THẾ NÀO?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi – bệnh viện Thu Cúc: khi trẻ có biểu hiện của bệnh (ở mức độ nhẹ) thì trước tiên nên áp dụng một số biện pháp đối phó với tiêu chảy tại nhà cho trẻ như sau:

_ Bổ sung nước ngay cho trẻ, cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi (nên uống từng ngụm nhỏ và uống làm nhiều lần), cho trẻ uống oresol theo đúng liều lượng và pha đúng tỉ lệ hướng dẫn (hoặc có thể mua loại pha sẵn)

_ Nên cho trẻ ăn rau xanh, thực phẩm có nhiều chất xơ giúp tạo phân cứng và mềm lại, ngăn chặn tiêu chảy.

_ Nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám. Sau khi khám và làm các xét nghiệm cần thiết các sĩ sẽ tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra tiêu chảy ở trẻ để từ đó có phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRẺ BỊ TIÊU CHẢY, NÊN LÀM GÌ?

– Đối với trẻ sơ sinh và trẻ còn đang bú mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ vô trùng và không bao giờ gây tiêu chảy nhiễm trùng. Hơn nữa, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp trẻ chống lại vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy. Nếu bạn cho bé bú sữa bằng bình thì phải rửa sạch bình sữa, núm vú, rồi sau đó luộc bình trong nước sôi khoảng vài phút để diệt vi khuẩn, nếu có máy tiệt trùng bình sữa thì tốt nhất

– Nên cho trẻ ăn từng ít một thức ăn để cơ thể trẻ quen dần, rồi sau đó tăng dần lượng thức ăn lên. Thức ăn cần đảm bảo vệ sinh từ khâu chọn nguyên liệu, sơ chế đến chế biến, cho trẻ ăn chín uống sôi.

– Nên bổ sung thực phẩm giàu probiotics như sữa chua vào các bữa ăn của bé. Bởi vì, ruột và dạ dày của bé luôn tồn tại đồng thời vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm cân bằng giữa hai loại vi khuẩn tốt – xấu (sự mất cân bằng giữa hai loại vi khuẩn này sẽ gây ra tiêu chảy). Các bé dễ bị mất cân bằng vi khuẩn tốt, xấu đường ruột do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý hoặc sử dụng kháng sinh.

Vệ sinh sạch sẽ tay chân cho trẻ và đồ dùng hàng ngày là biện pháp tốt nhất phòng tiêu chảy

Vệ sinh sạch sẽ tay chân cho trẻ và đồ dùng hàng ngày là biện pháp tốt nhất phòng tiêu chảy

– Luôn vệ sinh sạch sẽ tay chân, đồ chơi và đồ dùng của bé. Không gian thoáng đãng và cần được lau hàng ngày.

– Nếu bé phải uống thuốc, đặc biệt là kháng sinh thì cần có sự chỉ định của bác sĩ, bố mẹ không tự ý mua thuốc cho bé uống.


Bài viết liên quan

Chưa có bài viết nào

Tư vấn ngay

0936 388 xxx

Thời gian

8:00 - 17:00

Tổng đài: 1900 55 xxxx

Bài viết xem nhiều

Bài viết mới