LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HÀ NỘI

 

1. Giới thiệu về ngành

a. Lịch sử hình thành của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội

Tháng 5/1946, Phòng Lao động của Thành phố được thành lập theo Sắc lệnh số 64 ngày 8/5/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Năm 1947, Ty Thương binh cựu binh được thành lập theo Sắc lệnh số 101/SL ngày 3/10/1947 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa

          Năm 1948, Ty Lao động được thành lập theo Sắc lệnh số 169/SL ngày 14/4/1948 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa

          Năm 1956, Sở Cứu tế xã hội được thành lập theo Thông tư 01-CT ngày 10/5/1956 của liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Cứu tế xã hội

          Năm 1970, Sở Thương binh và Xã hội Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 67/QĐ/TCCQ ngày 30/12/1970 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

          Năm 1974, Ban Kinh tế mới được thành lập theo Quyết định tháng 7/1974 của UBND thành phố Hà Nội

          Năm 1989, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Lao động, Sở Thương binh và Xã hội, Ban Kinh tế mới theo Quyết định số 2718/QĐ-UB ngày 1/7/1989 của UBND thành phố Hà Nội

          Năm 2008, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Tây hợp nhất thành Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội theo Quyết định số 39/QĐ-UBND ngày 2/8/2008 của UBND thành phố Hà Nội

b. Chức năng, nhiệm vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội hiện nay

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố ; tham mưu, giúp UBND thành phố Hà Nội thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề; lao động; tiền lương, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn xã hội; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ , quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND Thành phố và theo quy định của pháp luật.

c. Bộ máy tổ chức của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội có:

+ Ban Giám đốc Sở gồm: Giám đốc và 4 phó giám đốc

+ 11 phòng nghiệp vụ và 1 đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước

- Sở có 42 đơn vị trực thuộc gồm:

+ 6 trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công

+ 7 trung tâm cai nghiện, quản lý sai cai nghiện ma túy

+ 10 trường trung cấp nghề

+ 12 đơn vị bảo trợ xã hội

+ 5 đơn vị sự nghiệp

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đối với 30 Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện

d. Số lượng các đơn vị trực thuộc qua các thời kỳ

Năm 2004: 37 đơn vị

Năm 2007: 30 đơn vị ( sau khi 6 doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình cổ phần và TNHH nhà nước 1 thành viên )

Năm 2008: 39 đơn vị ( sau hợp nhất)

Năm 2014: 39 đơn vị

e. Số lượng cán bộ, công chức ngành LĐTBXH qua các thời kỳ

Năm 1990: 1706 người

Năm 2000: 2020 người

Năm 2004: 3371 người

Năm 2007: 2158 người

Năm 2008: 2619 người

Năm 2014: 2942 người

f. Trình độ công chức, viên chức và người lao động ngành LĐTBXH năm 20014

* Trình độ công chức và người lao động

- Đại học và trên đại học: 158 người (89,2%)

- Trung cấp và cao đẳng: 4 người ( 2,3%)

- Sơ cấp: 15 người ( 8,5%)

* Trình độ viên chức và người lao động

- Đại học và trên đại học: 977 người (35,3%)

- Trung cấp và cao đẳng: 938 người ( 33,9%)

- Sơ cấp: 850 người ( 30,8%)

g.Các hình thức khen thưởng đã đạt được

- Sở đã 2 lần được Nhà nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng nhất, lần 1 năm 2005, lần 2 năm 2010

- Liên tục từ 1997 đến 2005 được tặng Cờ thi đua Chính phủ

- Liên tục từ 2006-2011 được tặng Cờ thi đua của UBND thành phố và Bộ Lao động - TBXH

2. Mục tiêu phát triển của ngành đến năm 2020       

* Mục tiêu tổng quát

          Tạo bước phát triển mới về mọi mặt hoạt động của ngành Lao động - Thương binh, Xã hội Thủ đô. Phát triển thị trường lao động năng động, chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển mạnh đào tạo nghề cả về quy mô và chất lượng, tập trung đầu tư cho đào tạo nghề trình độ cao, chất lượng đào tạo một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Cơ bản đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, thực hiện giảm nghèo bền vững và trợ giúp các đối tượng yếu thế. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với cách mạng, tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", ổn định và nâng cao đời sống cho người có công. Phát triển mạnh mẽ hệ thống bảo vệ trẻ em, tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em. Đẩy lùi tiêu cực và tệ nạn xã hội, chủ động phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện.

* Một số chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020

- Giải quyết việc làm mới cho 155-160 nghìn người mỗi năm giai đoạn 2016-2020

- Tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị ở mức 4,0-4,5%

- Cơ cấu lao động giữa dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp đến năm 2020 đạt tỷ lệ 55%-30%-15%

- Số lượt người được đào tạo nghề trung bình mỗi năm 150.000 lượt người

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70-75% vào năm 2020. Trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề so với lao động được đào tạo là 55%

- Đảm bảo 100% các đối tượng người có công với cách mạng có mức sống trung bình trở lên so với mức sống của dân cư địa phương

- Giảm hộ nghèo bình quân 1,4-1,5%/năm giai đoạn 2016-2020. Cơ bản không còn xã đặc biệt khó khăn theo tiêu chí Trung ương

- 88 % xã phường đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em

- Xây dựng 70% xã, phường, thị trấn không có tệ nạn mại dâm