Sự kiện
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngành hải sản chung tay gỡ thẻ vàng IUU

Trong năm 2018, dự báo xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt khoảng 3,2 tỷ USD, thấp hơn so với kế hoạch đề ra từ đầu năm bởi các mặt hàng hải sản sang thị trường EU đang chịu ảnh hưởng sau khi Ủy ban châu Âu rút thẻ vàng IUU với mặt hàng này của Việt Nam.

Xuất khẩu hải sản sụt giảm vì thẻ vàng IUU

Tại hội thảo “Đánh giá 1 năm triển khai chương trình doanh nghiệp (DN) hải sản cam kết chống khai thác hải sản bất hợp pháp IUU” do Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức ngày 25/9, bà Lê Hằng, Phó Giám đốc VASEP.PRO - cho biết: Tháng 10/2017, Ủy ban châu Âu đã rút thẻ vàng đối với Việt Nam vì những nỗ lực của Việt Nam chưa đủ để chống khai thác bất hợp pháp, đồng thời yêu cầu Việt Nam cần có các biện pháp khắc phục thiếu sót, nếu không có cải thiện theo đánh giá của EU, sẽ bị chuyển sang cảnh báo thẻ đỏ, đồng nghĩa với việc bị cấm xuất khẩu các mặt hàng hải sản sang EU.

nganh hai san chung tay go the vang iuu

Để thoát thẻ vàng IUU, ngành hải sản cần nỗ lực từ nhiều phía. Ảnh minh họa

Theo bà Hằng, việc bị EU cảnh báo thẻ vàng IUU đã làm giảm xuất khẩu hải sản của DN Việt Nam sang thị trường này. Phân tích cụ thể, bà Hằng cho hay, trong giai đoạn 2013-2017 sản phẩm hải sản xuất khẩu của Việt Nam chiếm từ 29-33% tổng xuất khẩu thủy sản hàng năm và có mức tăng bình quân 8%/năm. Hiện Việt Nam đang xuất khẩu khoảng 200 loài hải sản khác nhau và hải sản xuất khẩu sang EU dao động từ 350-400 triệu USD/năm, chiếm 16-17% tổng xuất khẩu hải sản của Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi bị thẻ vàng IUU, dù tổng xuất khẩu hải sản vẫn tăng trưởng dương 7,9% nhưng các chỉ số tăng trưởng từng mặt hàng đều thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017. Và trong 8 tháng đầu năm 2018 xuất khẩu hải sản sang EU chỉ đạt 250 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ.

“Thẻ vàng IUU đã tác động giảm xuất khẩu hải sản khai thác sang EU trong thời gian qua và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong các tháng cuối năm. Theo thống kê của chúng tôi, xuất khẩu hải sản 6 tháng đầu năm nay đạt 1,35 tỷ USD, tăng 7%. Với xu hướng như nửa đầu năm nay, dự báo xuất khẩu hải sản đến hết năm 2018 đạt khoảng 1,8 tỷ USD, đưa tổng xuất khẩu cả năm lên 3,2 tỷ USD, thấp hơn so với kế hoạch ban đầu là 3,3 tỷ USD. Đồng thời, xuất khẩu các mặt hàng mực, bạch tuộc, cua ghẹ, cá biển sang EU sẽ tiếp tục giảm mạnh do vướng mắc trong thủ tục chứng nhận xác nhận nguồn gốc khai thác theo quy định IUU”, bà Hằng chia sẻ.

Nỗ lực triển khai các giải pháp thoát thẻ vàng IUU

Liên quan đến những hoạt động để giúp ngành hải sản thoát thẻ vàng IUU, đ 2000 i diện VASEP cho biết, ngay sau tháng 5/2017, trước các thông tin về khả năng Việt Nam có thể bị nhận thẻ vàng của EU về IUU, hiệp hội và các DN hải sản thành viên xác định việc tham gia tuân thủ chống lại IUU là cả một quá trình lâu dài và cần sự tham gia tích cực, thường xuyên của các DN hải sản. Tại cuộc họp các DN hải sản ngày 31/8/2017 về những vấn đề đặt ra của IUU, các DN hải sản cùng hiệp hội đã ủng hộ và thể hiện cam kết, quyết tâm lâu dài của cộng đồng DN xuất khẩu hải sản là đăng ký tham gia chương trình DN hải sản cam kết chống khai thác IUU. Đến nay đã có 62 DN đăng ký tham gia chương trình này.

Để chương trình này có hiệu quả, tháng 10/2017, lãnh đạo hiệp hội đã ban hành quy chế hoạt động của chương trình DN hải sản cam kết chống khai thác IUU, đồng thời triển khai nhiều hoạt động làm việc với chuyên gia Hoa Kỳ, làm việc với Tham tán Thương mại của Phái đoàn EU tại Việt Nam để cùng trao đổi kỹ hơn về “IUU” và vấn đề thẻ vàng. Hiệp hội cũng ký kết với Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển bản ghi nhớ hợp tác về chống khai thác IUU.

Đến ngày 26/10/2017, ngay sau khi nhận được tin “thẻ vàng”, VASEP đã có Công văn 171/2017/CV-VASEP gửi Thù tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhằm báo cáo, kiến nghị các nội dung về “thẻ vàng” và các hành động cần thiết. Tiếp sau đó, Tổ công tác IUU VASEP đã đi khảo sát tại Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận - làm việc với các chi cục thủy sản và các ban quản lý cảng cá để khảo sát về hoạt động quản lý nghề cá tại các địa phương, quy trình cấp giấy, các vướng mắc bất cập… Qua đó là cơ sở để VASEP góp ý/kiến nghị cho việc xây dựng và thực thi các kế hoạch hành động của Bộ NN&PTNT…

Đến giữa tháng 5/2018, VASEP phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thủy sản và Bộ NN&PTNT cho công tác chuẩn bị của Việt Nam, cập nhật kịp thời thông tin cho DN hải sản trước khi Đoàn Thanh tra EU sang kiểm tra thực hiện 9 khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về IUU. Bên cạnh kết quả đạt được Đoàn Thanh tra EU cho rằng, hiện trạng chống khai thác IUU của Việt Nam tại các địa phương chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là triển khai trên thực tế còn yếu, tình hình này là nghiêm trọng và EC vẫn duy trì thẻ vàng đối với Việt Nam. Theo kế hoạch, tháng 1/2019, Đoàn Thanh tra EC tiếp tục sang Việt Nam kiểm tra, đánh giá và xem xét cụ thể việc khắc phục thẻ vàng và thực hiện các khuyến nghị của đoàn.

Bà Nguyễn Thị Thu Sắc - Chủ tịch Ủy ban Hải sản VASEP - đánh giá, qua 1 năm triển khai cam kết chống khai thác IUU, vấn đề tồn tại lớn nhất hiện nay là do nghề đánh bắt hải sản Việt Nam vẫn còn hạn chế từ công nghệ, nhận thức của ngư dân nên việc chuyển sang nghề cá có trách nhiệm bền vững phải có thời gian từ 1-2 năm.

Bà Sắc cho rằng, trong thời gian tới, chúng ta phải thuyết phục được phía EU rằng, ngành hải sản Việt Nam đang khai thác có hệ thống, có báo cáo rõ ràng, không khai thác bất hợp pháp… có như vậy mới nhanh chóng gỡ được thẻ vàng IUU. Về phía các DN, cần tuân thủ việc không mua nguyên liệu, sản xuất từ nguyên liệu hải sản của các tàu khai thác IUU, cam kết và chịu trách nhiệm về khai báo số liệu của công ty khi đăng ký xác nhận nguyên liệu và C/C. Đồng thời tuyên truyền và vận động các chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân, chủ đại lý gom nguyên liệu không khai thác IUU hay mua bán nguyên liệu từ các tàu vi phạm quy định IUU.

Theo các chuyên gia, việc bị thẻ vàng IUU sẽ khiến hải sản xuất khẩu sang EU giảm, khách hàng sẽ hạn chế hoặc ngừng mua hàng của các quốc gia đang bị thẻ vàng, ảnh hưởng xấu đến uy tín, thương hiệu của ngành hải sản thai thác của nước đó và các thị trường khác có thể sẽ áp dụng các quy định kiểm soát nghiêm ngặt hơn (chẳng hạn Mỹ đang áp dụng chương trình SIMP chống khai thác IUU từ 1/1/2018). Ngoài ra, 100% container hàng hải sản xuất khẩu sang EU bị giữ lại để kiểm tra nguồn gốc khai thác, gây mất thời gian, chi phí và bị từ chối nhập khẩu. Nếu trường hợp không có cải thiện theo đánh gia của EU, sẽ bị chuyển sang cảnh báo thẻ đỏ, sẽ bị cấm xuất khẩu hải sản khai thác sang EU.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...