CMC Telecom cùng HPE và VMware cung cấp giải pháp toàn diện về hạ tầng và bảo mật CNTT cho doanh nghiệp thương mại điện tử
Thị trường thương mại điện tử nhiều tiềm năng nhưng còn gặp trở ngại lớn về công nghệ Ông Trần Trọng Tuyến – Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử[...]
Thị trường thương mại điện tử nhiều tiềm năng nhưng còn gặp trở ngại lớn về công nghệ
Ông Trần Trọng Tuyến – Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, quy mô của TMĐT Việt Nam năm 2017 rơi vào khoảng 4 tỷ USD, dự kiến đến năm 2025 sẽ tăng lên khoảng 7,5 tỷ USD. Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực TMĐT. Bằng chứng là trong năm 2017, hàng loạt tên tuổi hàng đầu thế giới về TMĐT như Alibaba, Tencent, JD.com đều rót hàng tỷ USD vốn để sở hữu cổ phần của các trang TMĐT lớn của Việt Nam như Lazada, Tiki, Shopee.
Còn theo ông Nguyễn Thanh Hưng – Chủ tịch VECOM: Từ năm 2016 thương mại điện tử nước ta bước sang giai đoạn phát triển nhanh. Tuy nhiên, giai đoạn phát triển này tiếp tục gặp một số trở ngại lớn, bao gồm lòng tin của người tiêu dùng và sự gắn kết với nhà cung ứng còn thấp, các dịch vụ thanh toán, tiếp thị trực tuyến và dịch vụ chuyển phát chưa đáp ứng nhu cầu. Hơn thế, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam còn chậm chạp trong việc áp dụng CNTT, sử dụng công nghệ mới vào mô hình vận hành thời 4.0 như xây dựng App, website phiên bản di động, sử dụng Điện toán đám mây (Cloud Computing),…
Hãng nghiên cứu thị trường Nielsen dự báo: khi TMĐT phát triển, chiến lược về giá sẽ không còn bí mật, không còn là “con bài đinh” cho các doanh nghiệp. Khi đó, vấn đề của các doanh nghiệp là phải ứng dụng được các công nghệ chuyên sâu vào TMĐT. Có năm yếu tố chính sẽ quyết định bước tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần bốn và đóng vai trò cốt lõi thay đổi bộ mặt của ngành bán lẻ. Đó là Băng rộng, Trung tâm dữ liệu, Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn (Big Data) và Internet vạn vật (IoT).
Giải pháp toàn diện về hạ tầng và bảo mật CNTT cho doanh nghiệp thương mại điện tử
Để phân tích dữ liệu khách hàng nhanh chóng và hiệu quả, bảo mật thông tin khách hàng cũng như chống nguy cơ tấn công và đánh cắp dữ liệu, xây dựng được kênh truyền thông tốt và ổn định, các doanh nghiệp TMDT cần một nền tảng hạ tầng CNTT chuyên nghiệp. Đến với Workshop, CMC Telecom, Hãng công nghệ HPE và VMware đều cung cấp những giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp TMĐT để bắt kịp xu thế chuyển đổi số.
CMC Telecom là đơn vị hạ tầng viễn thông duy nhất tại Việt Nam áp dụng mô hình dịch vụ One – Stop – Shop tích hợp kênh truyền internet truyền thống với các dịch vụ giá trị gia tăng chất lượng cao nhằm xây dựng hệ sinh thái ICT toàn diện cho doanh nghiệp thương mại điện tử. CMC Telecom hiện đang cung cấp dịch vụ Cloud Server ứng dụng tới 5 lớp bảo mật theo yêu cầu của khách hàng như Hệ thống chống DDOS, Hệ thống chống tấn công Flood, Firewall Layer 7, Firewall Layer 3, Layer 4 cho từng VM và Hệ thống bảo mật MSS (Managed Security Services) của IBM.
Tại Việt Nam, CMC Telecom là đơn vị duy nhất sở hữu Data Center áp dụng tiêu chuẩn PCI DSS (Payment Card Industry Data Security Standard). Tiêu chuẩn PCI DSS được coi như là một “công cụ” giúp hệ thống thanh toán điện tử, thương mại điện tử… chống chọi lại với nguy cơ bị tấn công. PCI DSS sẽ giúp cho các doanh nghiệp hạn chế các lỗ hổng bảo mật và rủi ro bị đánh cắp thông tin; đồng thời tăng cường bảo vệ dữ liệu lưu trên thẻ.
Cũng tại buổi Workshop, HPE và VMware đã trình bày về giải pháp hạ tầng và công nghệ vượt trội của hãng dành cho phần mềm SAP HANA. Thành công với hơn 2000 tập đoàn lớn trên toàn cầu, SAP HANA là nền tảng vững chắc cho hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) với những tính năng ưu việt và đa dạng. HPE là đơn vị duy nhất có kiến trúc, kiến thức chuyên môn và tầm nhìn để đáp ứng các nhu cầu về cơ sở hạ tầng và triển khai SAP HANA.
VMware mang đến Workshop những gói giải pháp dựa trên công nghệ vSAN (giải pháp lưu trữ dành cho doanh nghiệp được tích hợp độc đáo trong lớp hypervisor) giúp doanh nghiệp tăng tốc trong việc dịch chuyển ứng dụng cũ sang nền tảng mới, chuyển đổi các ứng dụng SAP phiên bản cũ sang SAP HANA, giúp CAPEX và OPEX thấp hơn, quá trình hỗ trợ kỹ thuật đơn giản hơn chỉ qua một bước, khả năng phục hồi cao, cải thiện tính khả dụng và nhiều hơn thế nữa
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ thúc đẩy vai trò và tầm quan trọng của các doanh nghiệp hạ tầng viễn thông. Xu hướng tích hợp viễn thông với công nghệ điện toán đám mây, phần mềm, dịch vụ di động không chỉ mang lại mô hình kinh doanh mới mà còn hỗ trợ sự phát triển cho nền kinh tế chung.
Theo Cafef