Trong quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Tài chính Việt Nam, tài chính Thành phố cũng vươn lên theo yêu cầu của lịch sử và có đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, của Thủ đô.

          Ngay sau khi giành được chính quyền, ngày 20/8/1945 trong cuộc mít tinh ra mắt nhân dân Thủ đô, Uỷ ban cách mạng lâm thời của Thành phố đã công bố bộ máy lãnh đạo của chính quyền Thành phố. Cơ quan tài chính giúp việc cho Uỷ ban Thành phố lúc này gồm có: Phòng Tài chính, Phòng Thuế, Phòng Tạp thu; ngân quỹ Thành phố chỉ có 1.250.000 đồng Đông dương. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã tiến hành xoá bỏ một số loại thuế nô dịch, hà khắc. Trong bối cảnh nhu cầu chi tiêu của bộ máy chính quyền và thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng rất bức bách, nguồn thu của Thành phố lại không đáng kể. Vì vậy, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành phố đã phát động nhân dân tham gia “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” bằng nhiều hình thức, nhân dân Thành phố đã đóng góp được 7 triệu đồng đông dương, 2.201 lượng vàng, 920 tấn thóc và nhiều hiện vật có giá trị.

          Ngày 10/4/1946, Chính phủ ban hành Sắc lệnh đặc biệt gọi là “ Đảm phụ quốc phòng” quy định các khoản thu cho ngân sách Thành phố, lúc này nguồn thu của Thành phố đã phần nào giải quyết được những khó khăn ban đầu khi chính quyền non trẻ của Thành phố mới thành lập.

          Trong thời kỳ Thành phố bị tạm chiếm 1946- 1954, các nguồn thu về thuế gần như không thực hiện được. Ngân quỹ Thành phố chủ yếu dựa vào các hình thức đóng góp tự nguyện của nhân dân. Do nhu cầu chi tiêu cho kháng chiến ngày càng tăng, năm 1949 Chính phủ cho phép Thành phố thành lập Ty ngân khố, đóng trụ sở tại xã Trầm Lộng- huyện Ứng Hoà- tỉnh Hà Đông với nguồn thu chủ yếu là do ngân khố Trung ương tiếp quỹ.

          Hoà bình lập lại, Bộ máy tài chính của Thành phố được thành lập hoàn chỉnh, Thành phố Thành phố bước vào giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chi viện cho cách mạng miền Nam và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc. Ngành Tài chính Thủ đô đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách, vừa tham gia cải tạo tư bản tư nhân, vừa thực hiện nhiệm vụ thu chi, khôi phục phát triển kinh tế.

          Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965), Tài chính Thủ đô vừa phục vụ nhiệm vụ xây dựng kinh tế Thành phố, đồng thời chi viện sức người, sức của cho miền Nam. Khi đất nước đặt trong tình trạng chiến tranh, chính sách tài chính có sự chuyển hướng: thực hiện “hậu cần tại chỗ”, kinh tế gắn với quốc phòng, một số loại thuế được sửa đổi, cắt giảm nhưng số thu ngày càng tăng; nhu cầu chi thời gian này tăng nhanh, Thành phố không những chi cho Bộ máy chính quyền, chi công tác quốc phòng an ninh mà còn phải đảm bảo cho nhu cầu giao thông vận tải, xây dựng hầm hào bảo vệ tính mạng nhân dân, tài sản nhà nước, bảo vệ các cơ sở sản xuất để thực hiện “hậu cần tại chỗ”, xây dựng các kho hàng dự trữ phục vụ cuộc kháng chiến ở miền Nam.

          Sau ngày 30/4/1975, tài chính Thủ đô bước vào thời kỳ cùng cả nước xây dựng CNXH và đổi mới. Nhiệm vụ Tài chính được xác định là phải xây dựng một ngân sách tích cực, đảm bảo thực hiện thắng lợi các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, thống nhất thị trường giá cả …. Chính sách thuế đã có những thay đổi cơ bản, chế độ phân cấp tài chính ra đời; tiềm lực kinh tế của Thành phố ngày càng lớn mạnh. Ngân sách Thành phố phục vụ đắc lực cho khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế, đẩy mạnh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội.

          Thời kỳ 1976- 1980 là thời kỳ khôi phục và cải tạo nền kinh tế của Việt Nam sau một thời gian dài bị chiến tranh chia cắt đất nước. Giai đoạn này hàng chục cán bộ, công chức của Sở Tài chính đã được tăng cường vào công tác tại các tỉnh, thành phố miền Nam để khắc phục sự khác biệt trong công tác quản lý tài chính giữa hai miền, xây dựng, thống nhất các chính sách chế độ về tài chính, ngân sách.

          Thời kỳ 1981 -1985 với những khó khăn rất lớn bắt đầu từ những mất cân đối của nền kinh tế trong những năm 1976- 1980, nền kinh tế của cả nước, của Thủ đô giảm sút, tài chính tiền tệ bội chi ngày càng lớn. Do vậy ngành Tài chính Thủ đô đã thực hiện các chính sách, chế độ, biện pháp quản lý tài chính nhằm chống tập trung quan liêu bao cấp, lấy năng suất lao động làm thước đo, khắc phục tư tưởng ỷ lại, nâng cao tinh thần tự lực. Đặc biệt là nhờ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sự chỉ đạo lãnh đạo sát sao của Thành phố, với quyết tâm cao của ngành Tài chính Thủ đô, công cuộc đổi mới của Thành phố đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Ngân sách Thành phố thời kỳ từ 1990 đến nay đã có những chuyển biến về chất hết sức quan trọng cả về thu, chi, cân đối và quản lý. Chính sách và cơ chế thu, chi ngân sách nhà nước đã có sự đổi mới căn bản.

          Trong mấy chục năm qua, cùng với sự lớn mạnh của đất nước, của Thủ đô, Tài chính Thành phố được củng cố và phát triển. Kho bạc nhà nước ra đời từ tháng 4/1990 (tách hệ thống quản lý quỹ ngân sách nhà nước từ ngân hàng nhà nước Thành phố và một bộ phận cán bộ quản lý ngân sách); tháng 10/1990 thành lập Cục Thuế trên cơ sở các Chi cục Thuế công thương nghiệp, Chi cục Thu quốc doanh, Phòng Thu quốc doanh các xí nghiệp địa phương và Phòng Thuế nông nghiệp của Sở Tài chính; Cục Đầu tư phát triển ra đời từ tháng 10/1994 trên cơ sở Phòng Đầu tư của Sở Tài chính và một số bộ phận của Ngân hàng Đầu tư. Đến năm 2000, Cục Đầu tư giải thể, một bộ phận của Cục chuyển về Sở Tài chính để thành lập Phòng Đầu tư, một bộ phận chuyển về Kho bạc nhà nước để thành lập Phòng Quản lý thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản; số còn lại lập thành Chi nhánh Quỹ đầu tư phát triển. Tháng 10/1995 thành lập Cục Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; tháng 10/1999, sáp nhập Cục vào Sở Tài chính, thành lập Chi cục Tài chính doanh nghiệp; tháng 9/2002 sáp nhập Ban Vật giá vào Sở Tài chính.

           Thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố và một số tỉnh có liên quan, theo đó đã hợp nhất tỉnh Hà Tây với thành phố Thành phố; đây là sự kiện quan trọng đối với ngành Tài chính Thủ đô, mở ra triển vọng lớn để Thành phố phát triển toàn diện, bền vững, tập trung thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.

          Tỉnh Hà Tây và thành phố Thành phố (cũ), trong suốt quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến nay luôn có sự gắn bó chặt chẽ. Đây là lần thứ 5 có sự hợp nhất, sáp nhập về địa dư hành chính và dân cư để mở rộng Thành phố. Tỉnh Hà Tây, “cái nôi” của cách mạng trong kháng chiến chống thực dân, “Chiếc gậy Trường sơn” trong kháng chiến chống đế quốc, đã là điểm sáng của cả nước trong phát triển kinh tế- xã hội. Sở Tài chính Hà Tây trong suốt tiến trình cách mạng của nước ta nói chung, cũng như của Đảng bộ tỉnh Hà Tây nói riêng luôn là đơn vị dẫn đầu các phong trào thi đua, tham mưu có hiệu quả trong quản lý tài chính, ngân sách giá cả, góp phần tích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; cán bộ, công chức, viên chức có truyền thống đoàn kết, luôn nỗ lực phấn đấu cho nhiệm vụ chung. Trong suốt 63 năm, tập thể và cán bộ, công chức, viên chức Sở Tài chính Hà Tây đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý.

          Khi thành phố Thành phố và tỉnh Hà Tây hợp nhất, Sở Tài chính 2 địa phương được hợp nhất thành Sở Tài chínhi đã khẳng định sức mạnh của trí tuệ và sự đoàn kết. Đặc biệt trong thời gian đầu hợp nhất với khối lượng công việc chuyên môn lớn, yêu cầu về sắp xếp tổ chức bộ máy, bố trí cơ sở vật chất còn ngổn ngang, nhưng Đảng bộ, lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức của 2 cơ quan đã đoàn kết, nỗ lực hết sức mình hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

          Cùng với thời gian, đội ngũ cán bộ Sở Tài chínhi ngày càng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đến nay Sở Tài chínhi có gần 300 cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng, trong đó nhiều đồng chí có trình độ chuyên môn là tiến sĩ, thạc sĩ, lý luận chính trị cao cấp, cử nhân….Cơ cấu tổ chức của Sở hiện có 09 phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ gồm: Văn phòng, Thanh tra, Phòng Quản lý ngân sách, Phòng Ngân sách Quận huyện xã phường; Phòng Hành chính sự nghiệp, Phòng Giao thông đô thị, Phòng Đầu tư, Phòng Tin học và thống kê, Ban Giá; 02 Chi cục trực thuộc Sở gồm: Chi cục Tài chính doanh nghiệp và Chi cục Quản lý công sản; 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc là Trung tâm Mua sắm tài sản công và thông tin tư vấn tài chính.

          Trong những năm gần đây, Sở Tài chínhi luôn tham mưu đắc lực cho Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Thành phố khai thác hiệu quả các nguồn thu, bố trí chi tiêu hợp lý, đầu tư ngân sách có trọng tâm, trọng điểm, coi trọng đầu tư cho sự phát triển bền vững kinh tế- xã hội; xây dựng hạ tầng khung, xây dựng nông thôn mới; đồng thời bố trí ngân sách cho y tế, giáo dục, văn hoá, an sinh xã hội ngày càng tăng… Những cố gắng của cán bộ, tập thể Sở Tài chínhi đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi các nghị quyết, các chỉ tiêu về phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố.

          Với những nỗ lực phấn đấu liên tục, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao, góp phần tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước và Thủ đô; tập thể Sở Tài chínhi đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều huân chương lao động, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, được Uỷ ban nhân dân Thành phố và Bộ Tài chính tặng nhiều cờ, bằng khen và các danh hiệu thi đua khác. Trong đó, liên tục 2 năm 2008 -2009 Sở được Chính phủ tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua, riêng năm 2009 Sở Tài chínhi vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất.

           Đồng thời với việc tích cực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, Đảng bộ Sở Tài chính nhiều năm liền đạt trong sạch- vững mạnh. Các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh trưởng thành về mọi mặt; đã triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua như phong trào xây dựng người cán bộ Tài chính “Trung thành- sáng tạo- tận tụy- gương mẫu”, phong trào “Văn minh công sở”, phong trào “Người tốt, việc tốt” …..

           Nhìn lại chặng đường đã qua của ngành Tài chính Việt Nam nói chung và tài chính Thủ đô nói riêng cho chúng ta thấy sự đóng góp tận tâm, tận lực của mỗi cán bộ, công chức, viên chức Sở Tài chínhi từ lớp cán bộ đi trước đến đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hôm nay đã từng ngày, từng giờ trên mỗi lĩnh vực, cương vị công tác, mang hết sức mình để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Nhà nước, Bộ Tài chính và Thành phố giao.

          Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội của Thành phố, nhiệm vụ của cơ quan tài chính trong những năm tới rất nặng nề. Phát huy truyền thống vẻ vang với  những thành tích và kinh nghiệm có được trong suốt những năm qua, Sở Tài chính sẽ tích cực, nỗ lực phấn đấu không ngừng, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của Thủ đô./.