PHÒNG GD VÀ ĐT QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON LÝ THÁI TỔ 2 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc |
Số: ......./2017/KHPTVĐ-TMNLTT2 Cầu Giấy, ngày 12 tháng 09 năm 2017
KẾ HOẠCH CHUYÊN ĐỀ
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Năm học 2017- 2018
- Căn cứ nhiệm vụ năm học 2017-2018 của ngành Giáo dục - Đào tạo Quận Cầu Giấy
- Thực hiện theo hướng dẫn của Phòng GD&ĐT về việc tiếp tục thực hiện chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.
Trường mầm non Lý Thái Tổ 2 xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” năm học 2017-2018 cụ thể như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi:
- Ban Giám Hiệu nhà trường luôn quan tâm tới các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên. Luôn chú trọng đến công tác phát triển toàn diện cho trẻ cả về Đức, Trí, Thể, Mĩ.
- Đội ngũ giáo viên: 100% giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy có trình độ trên chuẩn, nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non; có kinh nghiệm, yêu nghề, yêu trẻ và gắn bó với nghề.
- Cơ sở vật chất: Nhà trường có cảnh quan sư phạm xanh- sạch- đẹp, sân trường thoáng, rộng và sạch sẽ, có nhiều không gian thuận lợi cho trẻ tham gia hoạt động. Trường có phòng đa năng với đầy đủ các dụng cụ thể dục thể thao để tổ chức các hoạt động vận động trong nhà cho trẻ.
- Trường có đầy đủ các đồ dùng dụng cụ thể dục thể thao, đảm bảo về số lượng và chất lượng cho học sinh lứa tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo. Có đủ đồ dùng cho cô giáo hướng dẫn: sân tập, phòng tập, vòng, gậy, bóng nhựa, bóng cao su, cổng chui, thang trèo, ghế, bục, đích ngang, đích đứng, đồ chơi phát triển cơ ngón tay...
- Đa số trẻ có sức khỏe và thể lực tốt để tham gia các bài tập phát triển vận động trong chương trình giáo dục mầm non. Trẻ được thực hiện chơi – tập thường xuyên dưới sự tổ chức của cô giáo.
- Cha mẹ học sinh luôn quan tâm đến nội dung thực hiện chương trình, nhiệt tình ủng hộ các hoạt động giảng dạy và phong trào của nhà trường.
2. Khó khăn:
- Giáo viên chưa chủ động, sáng tạo trong việc nghiên cứu ứng dụng các tài liệu liên quan để thực hiện nội dung của chuyên đề.
B. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG:
1. Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề.
- Xây dựng kế hoạch chung, kế hoạch tháng cho chuyên đề, lựa chọn các bài thể dục vận động trong chương trình giáo dục mầm non, chỉ đạo giáo viên tổ chức theo quy chế chuyên môn và lịch sinh hoạt một ngày của trẻ. (Thể dục sáng, trò chơi vận động, hoạt động giáo dục thể chất, trò chơi dân gian...).
- Thành lập Ban chất lượng chuyên đề gồm Ban Giám hiệu và các khối trưởng.
2. Triển khai tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp và kỹ năng tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
* Chỉ tiêu:
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn về phương pháp và kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, tăng cường phát triển vận động cho trẻ.
- 100% giờ vận động có đủ đồ dùng, dụng cụ thể dục phù hợp.
* Biện pháp:
- Mời giảng viên chuyên gia về lĩnh vực phát triển vận động cho trẻ mầm non tập huấn cho 100% cán bộ giáo viên.
- Sau khi tập huấn giáo viên sẽ tự xây dựng kế hoạch phát triển vận động phù hợp cho trẻ lớp mình, xây dựng các hoạt động giao lưu thể dục thể thao, ngày hội lễ, kết thúc chủ đề tích hợp với chuyên đề vận động cho trẻ dựa trên tiêu chí của Ban Giám hiệu.
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ của giáo viên, chú trọng việc thực hiện linh hoạt các phương pháp giảng dạy và hình thức tổ chức nhằm đạt chất lượng hiệu quả của giờ chơi – tập.
3. Tăng cường đầu tư đồ dùng trang thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao
* Chỉ tiêu:
- Sử dụng hiệu quả đồ chơi ngoài trời như: sân chơi, khu liên hoàn, khu chơi bóng đá, bóng rổ, khu chơi cát nước, sỏi….để tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia một cách tích cực.
- 100% lớp có đầy đủ đồ dùng phục vụ các hoạt động phát triển vận động trong lớp cho trẻ.
* Biện pháp:
- Rà soát và mua bổ sung đồ dùng dụng cụ thể thao thể dục cho trẻ như: bóng, đích, bóng thể dục...
- Khuyến khích, động viên giáo viên tìm tòi sáng tạo, tự tạo các đồ dùng dụng cụ đơn giản dễ làm, gần gũi, bền đẹp phục vụ hoạt động vận động của trẻ. Tận dụng các trò chơi và đồ tự tạo theo dân gian để đưa vào nội dung hoạt động cho trẻ.
3. Đổi mới việc tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ trong toàn trường.
* Chỉ tiêu:
- 100% giáo viên có kế hoạch tự bồi dưỡng kiến thức về phát triển vận động cho trẻ.
- Tổ chức một số tiết kiến tập môn Thể dục cho chuyên đề Phát triển vận động. Ban chất lượng tổ chức cho giáo viên các lớp đi dự giờ, nhận xét, góp ý, đánh giá xếp loại, học tập và phổ biến kinh nghiệm.
- 100% giáo viên nắm vững các kỹ năng cơ bản của hoạt động giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục mầm non.
- Tổ chức cho học sinh các khối tham gia các chương trình giao lưu thể dục thể thao theo định kì 1 tháng/1 lần.
- Tổ chức Hội thi phát triển vận động cho trẻ tại khối và toàn trường.
* Biện pháp:
- Chỉ đạo hướng dẫn giáo viên chủ động bồi dưỡng tìm hiểu kỹ năng dạy vận động cho trẻ.
- Phân công giáo viên có kỹ năng và phương pháp tốt xây dựng giáo án và bài dạy, duyệt chỉnh sửa và cho giáo viên toàn trường kiến tập, sau kiến tập cho rút kinh nghiệm, nhận xét đánh giá hoạt động.
- Khuyến khích giáo viên phối hợp cùng cha mẹ học sinh nhằm thu thập, sưu tầm và tự tạo các đồ dùng, dụng cụ thể dục thể thao phong phú, đa dạng cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi giao lưu về thể dục thể thao giữa các lớp lớp trong khối, và toàn trường.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội thi phát triển vận động cho trẻ từ khối, trường. Phân công công việc, phụ trách tổ chức các Hội thi.
4. Báo cáo tổng kết thực hiện chuyên đề.
- Tập hợp số liệu, kết quả thực hiện trong quá trình triển khai.
- Đánh giá những ưu điểm, mặt yếu kém tồn tại trong quá trình thực hiện chuyên đề. Đề ra phương án cho năm học tiếp theo.
C. PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU
- Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào, hoạt động thể chất cho trẻ, phấn đấu thực hiện tốt chuyên đề “ Phát triển vận động của trẻ trong trường mầm non ” năm học 2017-2018
D. LỊCH TRÌNH TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ: “Phát triển vận động của trẻ trong trường mầm non năm học 2017-2018”
Thời gian | Nội dung | Biện pháp | Kết quả |
Tháng 9
| Xây dựng kế hoạch chuyên đề “Phát triển vận động của trẻ trong trường mầm non” | - Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Sở giáo dục – Phòng giáo dục. Căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai cho cả năm và từng tháng. |
|
Thành lập ban chỉ đạo phong trào | Căn cứ nội dung phong trào thành lập BCĐ phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BCĐ |
| |
Tháng 10 | Triển khai nội dung phong trào “Phát triển vận động của trẻ trong trường mầm non” tới 100% CBGV-NV trong toàn trường | Họp chuyên môn đầu năm bao gồm nội dung: Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch và có các biện pháp tăng cường các hoạt động vận động hàng ngày cho trẻ: Thể dục sáng, hoạt động học, trò chơi vận động, trò chơi dân gian…. |
|
Đảm bảo điều kiện CSVC theo các yêu cầu của phong trào
| Rà soát lại phòng đa năng, sân chơi, dụng cụ TDTT và có phương án bảo dưỡng và sửa chữa các đồ dùng bị hỏng, xin mua mới các đồ dùng thiếu. |
| |
- Phát động phong trào sáng tạo các trò chơi vận động, các bài giảng vận động hay, đồ dùng dụng cụ tự tạo ứng dụng vào hoạt động vận động một cách hợp lý và hiệu quả. - Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các khối, lớp | Đọc và góp ý chi tiết các tiết thể dục tổ chức trong giờ học của các lớp và gợi ý, hướng dẫn, khuyến khích các giáo viên cải tổ, sáng tạo các hình thức tổ chức vận động cho trẻ để đảm bảo trẻ được vận động một cách tích cực hiệu quả và hứng thú. Tăng cường tổ chức các hoạt động phát triển thể lực theo phương pháp giáo dục mới, tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian nhân dịp kết thúc chủ đề và ngày Hội lễ. |
| |
Đổi mới hình thức Xây dựng hoạt động phát triển vận động cho trẻ. | Sau khi chấm thi quy chế chuyên môn, tổ chức kiến tập các hoạt động ứng dụng sáng tạo trò chơi vận động cho tổ chuyên môn kiến tập cùng thống nhất hình thức và kế hoạch triển khai cho Hội thi giáo viên giỏi cấp trường và Giao lưu thể dục cho trẻ tại các khối. Khuyến khích giáo viên các lớp sáng tạo khi tổ chức các hoạt động phát triển vận động. |
| |
Tổ chức giao lưu thể thao khối mẫu giáo lớn (Chủ đề Halloween) | - BGH cùng khối trưởng MGL xây dựng kế hoạch triển khai buổi giao lưu thể thao. - Tổ chức cho học sinh MGL tham gia giao lưu. - Đánh giá ưu điểm, rút kinh nghiệm các hạn chế của khối sau khi thực hiện. |
| |
- Phát động phong trào viết SKKN tới toàn thể giáo viên | - Khuyến khích các giáo viên tham gia viết SKKN với chuyên đề phát triển vận động cho trẻ mầm non. |
| |
Tháng 11 | Kiến tập một số tiết học Thể dục | - Phân công giáo viên cốt cán tham gia xây dựng và tổ chức tiếp học để giáo viên các lớp dự kiến tập. - Sau tiết học giáo viên đưa ra ý kiến đánh giá, rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm. |
|
Tổ chức giao lưu thể thao khối mẫu giáo nhỡ (Chủ đề: Chiến sĩ tí hon) | - BGH cùng khối trưởng MGN xây dựng kế hoạch triển khai buổi giao lưu thể thao. - Phân công nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách chuẩn bị, tổ chức cho học sinh MGN tham gia giao lưu. - Đánh giá ưu điểm, rút kinh nghiệm các hạn chế của khối sau khi thực hiện. |
| |
Tháng 12 | Tổ chức giao lưu thể thao khối mẫu giáo bé và nhà trẻ (Chủ đề: Bé khỏe bé ngoan) | - BGH cùng khối trưởng MGB- NT xây dựng kế hoạch triển khai buổi giao lưu thể thao. - Phân công nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách chuẩn bị, tổ chức cho học sinh MGB- NT tham gia giao lưu. - Đánh giá ưu điểm, rút kinh nghiệm các hạn chế của khối sau khi thực hiện. |
|
Xây dựng 2-3 hoạt động vận động của trẻ cho các giáo viên trường kiến tập | Phối kết hợp cùng tổ chuyên môn xây dựng 02 hoạt động kiến tập cho toàn thể giáo viên trong trường tham gia dự giờ. Nội dung các hoạt động hướng vào các chủ đề sự kiện của tháng 12. |
| |
Tháng 1 | Phát động phong trào sáng tác, sưu tầm trò chơi vận động cho trẻ mầm non. | Đưa nội dung và chỉ tiêu thi đua ngay từ cuộc họp chuyên môn đầu tháng, khuyến khích cho CBGV tự sáng tác hoặc sưu tầm các trò chơi vận động đóng thành bộ sưu tập vào kho dữ liệu của nhà trường. |
|
Tháng 2 | Tổ chức cho trẻ được tham gia chơi các trò chơi dân gian vào Hội chợ xuân 2018 | Xây dựng kế hoạch Hội chợ quê ..., xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng tổ chức cho trẻ toàn trường được tham gia chơi các trò chơi dân gian trong phiên chợ quê, tạo điều kiện cho trẻ được vận động. |
|
Tháng 3
| - Tổ chức cho trẻ các khối giao lưu một số trò chơi dân gian tại sân trường.
| -Yêu cầu các khối, lớp có kế hoạch cụ thể cho các hoạt động ngoài trời với nội dung dạy trò chơi vận động mới cho trẻ. Không lặp đi lặp lại các trò chơi vận động trong hoạt động ngoài trời. |
|
Tháng 4 | - Chấm điểm SKKN ứng dụng chuyên đề phát triển vận động cho trẻ | - Đọc và chình sửa các SKKN có ứng dụng phát triển vận động cho trẻ, phát triển thêm ý tưởng để dự thi các cấp |
|
Khảo sát đánh giá trẻ cuối năm | Chỉ đạo giáo viên các lớp khảo sát đánh giá trẻ, chú ý đến lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ, đánh giá đúng thực chất, hiệu quả. |
| |
- Tổ chức giao lưu thể thao khối mẫu giáo nhỡ, lớn (Chủ đề: Ngày hội nước) Giao lưu thể thao khối mẫu giáo bé, nhà trẻ (Chủ đề: Động vật) | - BGH cùng khối trưởng các khối xây dựng kế hoạch triển khai buổi giao lưu thể thao. - Phân công nhiệm vụ cho giáo viên phụ trách chuẩn bị, tổ chức cho học sinh các khối tham gia giao lưu theo đúng kế hoạch - Đánh giá ưu điểm, rút kinh nghiệm các hạn chế của khối sau khi thực hiện. |
| |
Tháng 5 | Tổng kết chuyên đề “ Phát triển vận động của trẻ trong trường mầm non”. | Tập hợp kết quả tổng kết chuyên đề “Phát triển vận động của trẻ trong trường mầm non”, đánh giá các mặt mạnh – yếu - Có kế hoạch khen thưởng kịp thời các giáo viên, tổ, lớp, khối có tinh thần trách nhiệm có nhiều hoạt động có chất lượng. |
|
Tháng 6,7,8 | Bồi dưỡng chuyên đề “Phát triển vận động của trẻ trong trường mầm non” cho CBGV | Tham mưu Hiệu trưởng nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề “Phát triển vận động của trẻ trong trường mầm non” cho CBGVNV trong trường. - Liên hệ với giảng viên, chuyên gia giảng dạy môn học Thể dục và tổ chức lớp học cho cán bộ giáo viên tham gia. |
|
HIỆU TRƯỞNG DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG
BÙI THỊ NGỌC HÀ ĐẶNG THỊ VÂN KHÁNH