PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON LÝ THÁI TỔ 2
Số:....... /2017/KH-MNLTT2 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Cầu giấy, ngày 18 tháng 10 năm 2017 |
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
“XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM”
- Căn cứ Công văn số 2901/SGD&ĐT ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2017 – 2018
- Căn cứ công văn số 4099/SGD&ĐT – GDMN ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc Hướng dẫn Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong cơ sở giáo dục mầm non”.
- Căn cứ công văn số 399/PGD-MN về việc Hướng dẫn Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong cơ sở giáo dục mầm non” năm học 2017-2018.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy; Trường mầm non Lý Thái Tổ 2 xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong cơ sở giáo dục mầm non” năm học 2017-2018. Cụ thể như sau:
I. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
Nhà trường nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của PGD và ĐT quận Cầu Giấy, và đầu tư có hiệu quả của tổng công ty CP Vinaconex về cơ sở vật chất.
- Tăng cường công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
- Nhà trường đã xây dựng cuộc thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" năm học 2017 - 2018 cụ thể và triển khai tới toàn thể cán bộ giáo viên trong trường.
- Tập thể CBGVNV nhà trường đoàn kết; BGH năng động, gương mẫu, bám sát công việc, mạnh dạn áp dụng các kinh nghiệm, kiến thức có hiệu quả, thực tiễn. CBGVNV có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, có tinh thẩn trách nhiệm cao; có quy trinh làm việc khoa học, bài bản. Phần lớn giáo viên tích cực học tập nâng cao trình dộ chuyên môn, tin học. ngoại ngữ. Áp dụng một số phương pháp dạy học tiên tiến của Singgapo, trường quốc tế Unis.
- Giáo viện được tham quan học tập kinh nghiệm ở các đơn vị điển hình về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, được tham dự đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Sở, PGD và nhà trường tổ chức.
- Trẻ được khuyên khích tham gia các hoạt động xây dựng môi trường lớp học cùng cô giáo và có nhiều cơ hội được trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Cơ sở vật chất: khang trang, hiện đại, sân chơi có nhiều cây xanh. Khu thiên nhiên vui chơi ngoài trời được quy hoạch hợp lý, sạch đẹp. Trang thiết bị được đầu tư theo hướng hiện đại, chuẩn hoá. Quản lý sử dụng các nguồn kinh phí chặt chẽ, đầu tư đạt hiệu quả cao.
- CMHS tin tưởng, ủng hộ tích cực các hoạt động của nhà trường, được tuyên truyền về vai trò ý nghĩa của việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ, đồng thời vận động phụ huynh ủng hộ kinh phí, nguyên vật liệu phục vụ hội thi.
2. Khó khăn:
- Trường có diện tích rộng, việc duy trì, bảo dưỡng đồ chơi ngoài trời, cây xanh... tốn nhiều kinh phí
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng trường mầm non bảo đảm các yêu cầu về môi trường giáo dục, công tác quản lý, chỉ đạo; hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Bảo đảm tất cả trẻ đều dược tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ. Đảm bảo về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh.
2.2. Môi trường giáo dục trong trường mầm non mang tính “mở”, kích thích sự
tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng, tạo những điều kiện cơ hội, tình huống cho trẻ hoạt dộng trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
2.3. Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non được nâng cao nhận thức và năng lưc về quản lý tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện Chương trình Giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lẩy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện cụ thể của trường, nhóm lớp, địa phương.
2.4. Huy động sự tham gia hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm. Có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình về đặc điểm tâm lý của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đẩy sự tiến bộ của trẻ.
- NỘI DUNG
1. Đối với BGH:
- Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Sở GD& ĐT, Phòng GD & ĐT quận về việc “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non”.
+ Công văn số 2901/SGD&DT ngày 29 tháng 8 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2017- 2018;
+ Công văn số 4099/SGD&DT - GDMN ngày 21 tháng 11 năm 2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc Hướng dẫn Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non”.
+ Công văn số 399/PGD&DT ngày 07 tháng 12 năm 2017 của Phòng Giáo dục và Đào tạo quận cầu Giấy về việc Hướng dẫn Hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở giáo dục mầm non”.
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên đề theo từng năm học, theo từng giai đoạn; triển khai đúng, đủ, kịp thời đến toàn thể giáo viên trong nhà trường; thực hiện nghiêm túc hiệu quả; kiểm tra, giám sát và khen thưởng kịp thời.
- BGH tham gia các lớp Bồi dưỡng CBQL, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn dành cho GVMN về quan điểm giáo dục LTLTT trong Chương trình GDMN do các cấp, cụm, trường tổ chức.
- Chỉ đạo thực hiện xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động CSGD trẻ, đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm giáo dục LTLTT.
- Xây dựng môi trường vật chất, môi trường xã hội trong và ngoài lớp học theo quan điểm giáo dục LTLTT.
- Chỉ đạo GV tuyên truyền phối hợp, tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng quan tâm xây dựng trường mầm non LTLTT.
- Tổ chức hội thi về xây dựng, sử dụng môi trường giáo dục LTLTT cấp trường, tham gia thi cấp quận.
2. Đối với GV:
- Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên đề.
- Xây dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn cho trẻ hoạt động.
- Tham gia hội thi GV giỏi và hội thi về xây dựng, sử dụng môi trường giáo dục LTLTT cấp trường, cấp quận, cấp Thành phố (nếu có)
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của chuyên đề, nội dung thực hiện chuyên đề. Thu hút dược sự quan tâm của phụ huynh đối với lớp, nhà trường. Phụ huynh quan tâm kết hợp cùng với giáo viên trong việc rèn luyện giúp trẻ phát triển, đóng góp công sức, kinh phí đầu tư mua sắm thêm thiết bị, dụng cụ, đồ chơi cho trẻ.
IV. Tiêu chí xây trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm
1. Môi trường giáo dục
1.1. Đảm bảo an toàn về mặt tâm lý cho trẻ và trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiết giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh.
1.2. Hành vi, cử chi, lời nói, thái độ của giáo viên đối với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo.
1.3. Môi trường vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, học bằng chơi, phù hợp với điều kiện thực tế.
1.4. Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú. Các góc hoạt động trong và ngoài nhóm, lớp mang tính mở, đa dạng giúp cho trẻ tự lựa chọn góc chơi và sử dụng đồ vật, đồ chơi để thực hành, trải nghiệm một cách tự chủ.
1.5. Khuyến khích trẻ có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau; tạo điều kiện cơ hội cho trẻ hoạt động, trải nghiệm, khám phá dưới nhiều hình thức khác nhau, phát triển toàn diện.
1.6. Tạo điều kiện cơ hội, tận dụng hoàn cảnh, tình huống thật cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá trong môi trường an toàn.
2. Xâv dựng kế hoạch giáo dục
Kế hoạch giáo dục (KHGD) thể hiện mục tiêu giáo dục, phạm vi và mức độ, nội dung giáo dục trẻ, các phương pháp, các hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với trẻ, cụ thể:
2.1. Thể hiện các mục tiêu cụ thể, phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình GDMN.
2.1. Thể hiện nội dung giáo dục theo Chương trình GDMN và có thể điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương, trường, lớp.
2.3. Coi trọng việc hình thành và phát triển các năng lực, kĩ năng sống cho trẻ.
2.4. Thể hiện tích hợp, tạo sự gắn kết, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát triển của trẻ.
2.5. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vặn động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.
3. Tổ chức hoạt động giáo dục
3.1. Phối hợp các phương pháp hợp lý, tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “ học mà chơi, chơi mà học”.
3.2. Phương pháp hỗ trợ theo hướng mở rộng được quan tâm để khuyến khích trẻ sáng tạo.
3.3. Chú trọng các hoạt động chủ đạo của từng lứa tuổi, tạo ra các cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và sự phát triển của từng cá nhân trẻ.
3.4. Tạo cơ hội cho trẻ dược bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
3.5. Giáo viên tổ chức, điều khiển, hỗ trợ đúng lúc, không làm thay trẻ. Khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ.
4. Đánh giá sự phát triền của trẻ
4.1. Đánh giá đúng khả năng của mỗi trẻ để có những tác động phù hợp và tôn trọng những gì trẻ có. Đánh giá kết quả giáo dục trẻ phải dựa trên cơ sở sự thay đổi của từng trẻ, không kỳ vọng giống nhau với tất cả trẻ.
4.2. Đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ dựa trên mức độ đạt so với mục tiêu, trên cơ sở đó sử dụng kết quả đánh giá để xây dựng KHGD, điều chỉnh KHGD và tổ chức các hoạt động giáo dục tiếp theo cho phù hợp với khả năng, nhu cầu, sở thích kinh nghiệm sống của trẻ và điều kiện thực tế của trường, lớp (Không đánh giá so sánh giữa các trẻ).
4.3. Tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ về cách thức, tốc độ học tập và phát triển riêng. Chú trọng và thúc đẩy tiềm năng của mỗi trẻ.
5. Sự phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
5.1. Đa dạng các hình thức, hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng, cha mẹ trẻ về vị trí, vai trò của GDMN và hướng dẫn CSGD trẻ tại gia đình, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.
5.2. Có mối quan hệ hợp tác, chia sẻ giữa giáo viên, nhà trường, cha mẹ trẻ và cộng đồng trong CSGD trẻ.
5.3. Tạo điền kiện để các bậc cha mẹ tham gia hoạt động của trường, lớp nhằm nâng cao chất lượng CSGD trẻ. Kịp thời thông tin đến gia đình về những tiến bộ hoặc những khó khăn của trẻ. Có biện pháp khuyến khích sự chia sẻ của gia đình vê đặc điểm tâm lí của trẻ để thống nhất các biện pháp thúc đấy sự tiến bộ của trẻ.
V. Nhiệm vụ và giải pháp:
1. Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất; xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
1.1. Tập trung chỉ đạo việc rà soát điều kiện của nhà trường theo yêu cầu của tiêu chí trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề " Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" giai đoạn 2017- 2020 trên cơ sở kết quả kiểm tra rà soát lựa chọn và đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường giáo dục về tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lẩy trẻ làm trung tâm. Căn cứ trên kế hoạch của phòng GD&ĐT nhà trường xây dựng kế hoạch chuyên đề phù hợp với tình hình, điều kiện của nhà trường, của địa phương.
1.2. Tăng cường đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, trang thiết bị trong lớp và ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, trang thiết bị; môi trường GD về tổ chức hoạt động CSGD trẻ theo quan điểm giáo dục LTLTT; quy hoạch các khu vực trong nhà trường theo hướng tận dụng các không gian mở để cho trẻ hoạt động phù hợp, linh hoạt, đa dạng, phong phú, các góc hoạt động trong lóp mang tính mở, tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
1.3. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động nguồn lực của các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân để thực hiện chuyên đề.
2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GVMN.
- Tổ chức hội thảo, tập huấn bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng về xây dựng và sử dụng môi trường, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn thực hiện, phương pháp tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cho các bộ quản lý và giáo viên.
- Căn cứ tiêu chí xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, để xây dựng và thực hiện kế hoạch phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương
3. Đẩy mạnh công tác truyền thông.
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non LTLTT” với cha mẹ trẻ và cộng đồng; phối hợp thực hiện các chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng, bảng tuyên truyền của trường mầm non, nhóm lớp, tuyên truyền qua các giờ đón/trả trẻ.
3.2. Xây dựng nội dung tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc thực hiện chuyên đề "Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm" phù hợp với địa phương.
3.3. Tổ chức Hội thi" Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm" giữa các lớp theo tiêu chí đã hướng dẫn.
4. Kiểm tra đánh giá kết quả quá trình thực hiện, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng điển hình lớp thực hiện tốt chuyên đề.
VI. Thời gian thực hiện:
Thời gian thực hiện: Từ năm học 2017- 2018 đến năm học 2019-2020.
VII. Kinh phí thực hiện:
1. Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của nhà trường; nguồn tài trợ của các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn.
2. Căn cứ nội dung kế hoạch, nhà trường lập dự toán chi hàng năm.
VIII. Tổ chức thực hiện:
- Tổ chức rà soát thực trạng theo Tiêu chí xây dựng trường mầm non LTLTT Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non LTLTT” giai đoạn 2017-2020.
- Tập huấn hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo theo quan điểm LTLTT.
- Chỉ đạo GV tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng của chuyên đề với cha mẹ trẻ và cộng đồng.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa GD để huy động nguồn lực cho việc thực hiện chuyên đề.
- BGH thường xuyên dự giờ rút kinh nghiệm kịp thời cho đội ngũ giáo viên.
- Cuối năm học, tổ chức cho giáo viên đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện chuyên đề.
- Báo cáo tình hình, đánh giá kết quả triển khai chuyên đề do Phòng GD&ĐT tổ chức.
- Triển khai tập huấn hướng dẫn thực hiện chuyên đề cho đội ngũ GV tại đơn vị.
- Kiểm tra, dự giờ đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chuyên đề của đội ngũ GV.
- Tiếp tục chỉ đạo, đầu tư xây dựng môi trường giáo dục LTLTT.
- Tổ chức hội thi về xây dựng, sử dụng môi trường giáo dục LTLTT cấp trường, tham gia thi cấp Quận, Thành phố (nếu có).
- Tham quan, học tập kinh nghiệm của một số trường thực hiện điểm áp dụng bộ tiêu chí thực hành áp dụng quan điểm giáo dục LTLTT trong trường mầm non.
- Tổ chức hội thảo tổng kết 01 năm thực hiện chuyên đề, rút kinh nghiệm và phương hướng triển khai thực hiện chuyên đề. Báo cáo, đánh giá kết quả triển khai chuyên đề năm học 2017-2018 gửi về Phòng GD&ĐT cùng thời điểm báo cáo trên trong khu vực.
IX. Kiến nghị đề xuất:
1. Công tác tổ chức:
- Tổ chức tham quan học tập một số trường mầm non thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong cơ sở giáo dục mầm non” trong nước
2. Cơ sở vật chất
- Đề nghị phòng GD và ĐT quận Cầu Giấy tổ chức nhiều hơn nữa các buổi kiến tập trường bạn về chuyên đề Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Trên đây là kế hoạch triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2017-2018 của trường MN Lý Thái Tổ 2.
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (để b/c)
- Các tổ chuyên môn (để t/h)
- Lưu VT
- Website
HIỆU TRƯỞNG DUYỆT
BÙI THỊ NGỌC HÀ | PHÓ HIỆU TRƯỞNG
ĐẶNG THỊ VÂN KHÁNH |