A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Diễn đàn kinh tế Việt Nam tổng kết 30 năm phát triển kinh tế Việt Nam (1986 - 2015)

Sáng nay 19-11, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam với chủ đề "Tổng kết 30 năm phát triển Kinh tế Việt Nam (giai đoạn 1986-2015)". 

\n

Đây là diễn đàn đa chiều, thảo luận và trao đổi về các vấn đề liên quan đến việc đánh giá tổng kết 30 năm xây dựng và phát triển nền kinh tế Việt Nam, so sánh thành tựu phát triển kinh tế với thế giới và với các thách thức mang tính lịch sử và thời đại đặt ra.

\n\n

\n\n

Phát biểu đề dẫn, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khẳng định: Thành tựu quan trọng bậc nhất của Đổi mới là việc chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp dựa trên nền tảng nền kinh tế nông nghiệp– nông dân cổ truyền sang kinh tế thị trường. Nhờ đó, đất nước thoát khỏi phương thức phát triển lạc hậu, biến quá trình này thành xu hướng không thể đảo ngược. Đây là kết quả của sự liên tục đổi mới tư duy phát triển, chuyển hóa sức mạnh của tư duy phát triển mới, phù hợp với xu hướng chung của thế giới, thành các thành tựu kinh tế hiện thực, cụ thể, biểu hiện ở mức tăng trưởng kinh tế cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, ngoại thương phát triển, thu hút nhiều FDI và ODA, chủ động và tích cực mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới.

\n\n

Tuy nhiên, cũng theo TS Trần Đình Thiên, thành tựu phát triển đã đạt được không bảo đảm rằng Việt Nam sẽ tiếp tục thành công trong những giai đoạn tiếp theo. Một loạt các vấn đề cấu trúc đang cản trở khả năng phát triển đột phá của đất nước. Đó là: Sự méo mó của thị trường gây ra bởi sự độc quyền và đặc quyền của DNNN, sự yếu kém của hệ thống tài chính và những nút thắt thể chế, kỹ năng thấp của nguồn nhân lực, chi phí vận tải đắt đỏ, tiếp cận tín dụng, năng lượng và đất đai khó khăn.

\n\n

"Trong bối cảnh thế giới đang trải qua một thời kỳ hết sức phức tạp, cùng với đó là các vấn đề xã hội khác như môi trường xuống cấp, biến đổi khí hậu, dân số già hóa cần được giải quyết, thì việc Việt Nam cam kết hội nhập ở đẳng cấp cao nhất đang đặt ra những thách thức to lớn. Việc lựa chọn sai mô hình phát triển có thể đưa đất nước đi ngược lại tiến trình phát triển và sẽ tụt hậu phát triển ngày càng xa hơn", ông Trần Đình Thiên nhận định.

\n\n

Cũng với việc chỉ rõ những thành tựu và thách thức của nền kinh tế Việt Nam, tại diễn đàn, một vấn đề cũng được khá nhiều đại biểu đại diện cho các DN, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia kinh tế quan tâm và thảo luận đó là việc định vị nền kinh tế Việt Nam đang đứng ở đâu trong không gian kinh tế toàn cầu và khu vực. TS Trần Đình Thiên cho rằng, dù có những thành tựu đáng tự hào và đáng ngưỡng mộ trong suốt 30 năm qua, Việt Nam vẫn đang bị các nước phát triển hơn, đặt biệt là Trung Quốc bỏ lại phía sau và ngày càng nới rộng khoảng cách. Việt Nam cũng đang bị bỏ lại phía sau các bảng xếp hạng toàn cầu trong phần lớn các tiêu chí phát triển.

\n\n

\n\n

PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

\n\n

Cũng theo TS. Vũ Tuấn Anh, chuyên gia kinh tế cao cấp - Viện Kinh tế Việt Nam, mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay là phát triển theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ và vốn theo hướng tăng xuất khẩu và thu hút FDI. Trong khi năng suất lao động tăng rất chậm, có xu hướng tụt hậu. 
\n
\n“Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập, thì lao động giá rẻ không còn là một lợi thế mà là nỗi lo của đất nước. Bởi lao động giá rẻ đồng nghĩa với chất lượng thấp, không đáp ứng được yêu cầu sử dụng công nghệ trong sản xuất và quản lý ngày càng cao của doanh nghiệp”, TS. Vũ Tuấn Anh nói. 
\n
\nMột điểm yếu nữa được các đại biểu nhận diện tại diễn này là Việt Nam vẫn chưa chú trọng vào khoa học công nghệ 
\n
\nTheo TS. Vũ Tuấn Anh, phát triển công nghiệp của Việt Nam trong nhiều năm qua vẫn phụ thuộc phần lớn vào vốn và kỹ thuật nước ngoài; năng lực nội sinh cho công nghiệp hóa yếu. 
\n
\nCông nghệ và thiết bị kỹ thuật trong công nghiệp lạc hậu tới 2-3 thế hệ. 90% công nghệ chuyển giao thông qua các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, chỉ có 10% thông qua việc mua bán công nghệ trên thị trường. 

\n\n

“Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ ở mức thấp. Tính ra chi phí chỉ khoảng 0,2 – 0,3% doanh thu. Trong khi ở Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc là 10%... Điều đáng lo ngại là phần lớn các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất đều hài lòng với trình độ công nghệ hiện tại mà họ đang sử dụng”, TS. Vũ Tuấn Anh nói . 

\n\n

\n\n

TS. Vũ Tuấn Anh, chuyên gia kinh tế cao cấp - Viện Kinh tế Việt Nam

\n\n

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái, nguyên viện phó Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nói: “Chúng ta đã thực sự tụt hậu, và tụt hậu ngày càng xa hơn so với thế giới, chứ không còn nguy cơ gì cả.”

\n\n

Theo nghiên cứu của ông Thái, năm 1990, khoảng cách thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam so với trung bình thế giới khoảng 4.000 đô la Mỹ.

\n\n

Đến nay, khi GDP bình quân của Việt Nam đạt 2.000 đô la Mỹ thì GDP bình quân thế giới đã vượt 10.000 đô la Mỹ, tức khoảng cách phát triển đã lên gấp 2 lần.

\n\n

Ông Thái phân tích, điều đó cũng có nghĩa là “sức mạnh kinh tế” của quốc gia không được cải thiện dù dân số đã tăng nhanh gần hai lần. Đó là chưa kể đến các khía cạnh tụt hậu về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, khoa học-công nghệ, thể chế…còn khó khăn không nhỏ khi thế giới ngày càng hội nhập sâu, nguồn cân đối tài chính lại có hạn.

\n\n

Nguyên nhân chính, theo tiến sĩ Thái, của tình trạng hiện nay của quốc gia là do tư duy cũ kỹ, đã chọn sai mô hình tăng trưởng, lại chưa có thể chế mạnh tạo động lực phát triển vì vướng tư duy chưa đổi mới. Kinh tế Việt Nam không chỉ tụt hậu xa hơn, mà trong nhiều chiều cạnh đang đi “lạc điệu” so với xu hướng chung của thế giới.

\n\n

\n\n

Tiến sĩ Nguyễn Quang Thái, nguyên viện phó Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

\n\n

Còn theo TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính từ thời điểm Việt Nam bước chân vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến nay, chúng ta đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế cả đa phương và song phương. Điều đó khẳng định sự lớn mạnh của nền kinh tế nước nhà, bởi khi chúng ta đã hội nhập kinh tế, có nghĩa chúng ta đã hoàn toàn tự tin vào khả năng của mình để có thể bước vào sân chơi toàn cầu. Tuy nhiên, trong gần 2 thập kỷ qua, kể từ thời điểm Việt Nam tham gia WTO, một yếu tố quan trọng mà Việt Nam rất cần phải thực hiện là “nâng cao sức cạnh tranh” thì chúng ta lại chưa thực hiện được. 

\n\n

\n\n

TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

\n\n

TS Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nêu ra một thực tế đáng suy ngẫm về nguồn nhân lực hiện nay của Việt Nam: Đó là, số liệu thống kê của ngành chức năng năm 2012 cho biết, lực lượng lao động  không có chuyên môn kỹ thuật của Việt Nam chiếm tới gần 60% trong khi trình độ cao đẳng, đại học trở lên chỉ đạt chưa đến 10%. “Với lực lượng lao động thiếu và yếu về chuyên môn, kỹ thuật như vậy, chúng ta có thể cạnh tranh bằng cách nào?” – TS Lê Xuân Bá đặt câu hỏi.

\n\n

Mặc khác, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phần lớn các DN vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu, công nghệ của những năm… 1970, trong khi thế giới cứ 5 năm lại đổi mới công nghệ một lần, vậy làm sao có thể nâng cao được năng suất lao động, cải thiện được năng lực cạnh tranh?

\n\n

\n\n

TS Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

\n\n

Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan bổ sung thêm: “Người Việt Nam chúng ta thích tranh luận nhưng chỉ luẩn quẩn trong mấy chữ mà mất hai ba chục năm nay. Ví dụ, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cãi nhau 30 năm chưa kết thúc; rồi doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo cũng cãi nhau 30 năm rồi không kết thúc. Những chuyện này còn tranh luận dài dài, không biết đến bao giờ kết thúc được.”

\n\n

\n\n

Nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan

\n\n

Để đổi mới đất nước, kinh tế Việt Nam cất cánh, trình độ khoa học công nghệ được nâng cao và đẩy mạnh năng suất lao động, tại diễn đàn, các chuyên gia cho rằng, cần có sự liên kết giữa đào tạo-người lao động-doanh nghiệp-quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, phải liên kết thực sự để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, năng suất cao, góp phần giúp đất nước phát triển, vươn lên... 
\n
\nCùng với đó, cần phải thực sự coi khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng hàng đầu; để từ đó tập trung nguồn lực cho những phát minh, sáng chế đem lại nhiều lợi ích, hiệu quả hơn. 
\n
\nVề mặt thể chế, những năm tới, Việt Nam cần phải có kế hoạch đổi mới cụ thể để giảm thiểu tụt hậu so với các nước; Phải đổi mới từ tư duy, thể chế kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập... Trong đó, hướng đi tới là cổ phần hoá, giảm bớt khu vực doanh nghiệp nhà nước trong GDP còn 15% vào năm 2020; hiện đại hoá quản trị doanh nghiệp. Cùng với đó là vực dậy nhanh chóng khu vực tư nhân để đóng vai trò nền tảng và động lực chủ yếu trong nền kinh tế.

\n\n

\n\n

Ban tổ chức xin chân thành cám ơn sự đồng hành của các đơn vị tài trợ : Tổng công ty Khí Việt Nam - PVGas, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - VietinBank,Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu Khí - PVFCCo, Tổng Công ty điện lực dầu khí Việt Nam - PV-POWER, Công ty Cp Supe Phốt Phát và Hóa chất Lâm Thao 

\n\n

Minh Nguyễn BTK Diễn Đàn

\n


Tác giả: Minh Nguyễn BTK Diễn Đàn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan