A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai xây dựng 05 nhà văn hóa công nhân trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành TW Đảng khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”; Thông tri số 05 – TTr/TU ngày 26/4/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh phúc về lãnh đạo thực hiện Chỉ thị số 52 - CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ khu, cụm công nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành TW Đảng khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước”; Thông tri số 05 – TTr/TU ngày 26/4/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh phúc về lãnh đạo thực hiện Chỉ thị số 52 - CT/TW ngày 09/01/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ khu, cụm công nghiệp; Quyết định số 682/QĐ-CT ngày 11/3/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Kế hoạch số 287/KH-UBND ngày 12/01/2017 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về thực hiện Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020.

Hội thảo xây dựng Nhà văn hoá công nhân.

Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh thuộc tốp đầu trong công tác thu hút đầu tư. Đến tháng 6/2018, tỉnh Vĩnh Phúc đã có 10 KCN được thành lập và cấp Giấy chứng nhận đầu tư,  với 11 dự án trên địa bàn: Thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên, các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Bình Xuyên...

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 3.410 doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng 156.678 lao động, trong đó:  Khu công nghiệp Khai Quang có 45.400 người; Khu công nghiệp Bình Xuyên I có 9.700 người; Bình Xuyên II có 5.300 người; Bá Thiện I có 11.000 người; Bá Thiện II có 9.600 người; Khu công nghiệp Tam Dương 7.560 người; huyện Lập Thạch: 10.000 người; huyện Vĩnh Tường: 6.291 người; Phúc Yên: 18.000 CNLĐ trong các doanh nghiệp.

Trong những năm qua, tình hình đời sống văn hóa tinh thần của người lao động ngoài giờ làm việc còn hạn chế và khá nghèo nàn. Kết quả khảo sát cho thấy, người lao động dành thời gian để xem ti vi, nghe nhạc, giải trí trên điện thoại di thông minh là chủ yếu; tỷ lệ tham gia các hoạt động vui chơi thể thao, rèn luyện thể chất là rất thấp. Nhiều công nhân lao động nhập cư gặp khó khăn trong cuộc sống và một bộ phận không nhỏ người lao động nhập cư bày tỏ sự lo lắng về việc khó lập gia đình vì đời sống quá vất vả, khó có thể đảm bảo cho gia đình trong tương lai.

Một số doanh nghiệp chỉ chú trọng tập trung cho sản xuất, rất ít quan tâm đến nhu cầu sinh hoạt, giải trí cho người lao động, các nội dung như cải thiện điều kiện việc làm, chăm sóc sức khoẻ và tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho người lao động chưa được đầu tư nhiều. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao còn ít, điều kiện bố trí thời gian để công nhân lao động tham gia vui chơi, giải trí còn rất hạn chế; chỉ có một số ít doanh nghiệp có sân bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn phục vụ nhu cầu của CNLĐ hoặc tổ chức Hội thao nội bộ, tổ chức các trò chơi, sinh hoạt văn nghệ vào các ngày kỷ niệm thành lập doanh nghiệp, ngày lễ, cuối năm... Thực trạng trên cho thấy, đời sống vật chất của công nhân lao động trong các doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn; sức khỏe của nhiều công nhân lao động bị giảm sút. Công nhân lao động có nhu cầu về sân chơi thể thao, phòng đọc sách báo, trường học cho con công nhân, khuôn viên trồng hoa, cây xanh, ghế đá, phòng y tế, phòng truyền thống của công nhân lao động; mong muốn tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng các nhà trẻ, trường mầm non, nhà ở, xây dựng các nhà văn hóa công nhân ở trong hoặc sát gần khu, cụm công nghiệp để thuận tiện cho việc tranh thủ thời gian nghỉ ngơi tham gia các hoạt động vui chơi thể thao, rèn luyện thể chất, nâng cao sức khoẻ, từ đó thu hút đông đảo CNLĐ tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh do doanh nghiệp, công đoàn các cấp tổ chức, tránh bị lôi kéo, sa ngã vào các tệ nạn xã hội.

Việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CNLĐ trong những năm gần đây đã được các công đoàn cơ sở và chủ sử dụng lao động chú trọng, như cải thiện điều kiện việc làm, chăm sóc sức khoẻ và tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho CNLĐ. Tuy nhiên, vì chưa có Nhà văn hoá công nhân phù hợp và ở gần nơi làm việc nên đa phần các hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn các huyện đều phải thuê địa điểm do đó làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của CNLĐ. Hơn nữa việc tổ chức tại các địa điểm không tập chung sẽ khó khăn cho CNLĐ trong việc di chuyển đi lại mất thời gian, không đảm bảo an toàn, do đó CNLĐ không tham gia được hết các hoạt động càng làm cho đời sống văn hóa tinh thần giảm sút.

Đ/c Vũ Hồng Phương, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh – Chủ trì Hội thảo

Từ thực trạng đời sống văn hoá công nhân lao động hiện nay trên địa bàn tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang nỗ lực tích cực phối hợp với các cấp, các ngành liên quan để tham mưu đề xuất với Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh các chủ trương, chính sách, chương trình dự án về chăm lo, nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động như: đầu tư xây dựng hoàn thiện các thiết chế văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí, các công trình phúc lợi. Cụ thể: Tập trung kiểm tra, đánh giá rà soát, lập quy hoạch xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, khu vui chơi giải trí tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh; đầu tư xây dựng 05 Nhà văn hoá công nhân theo Kế hoạch 287/KH-UBND của UBND tỉnh, cụ thể:  giai đoạn 2017-2018 xây 02 nhà văn hóa công nhân trên địa bàn huyện Lập Thạch và Bình Xuyên, giai đoạn 2019-2020: Mở rộng xây dựng Nhà văn hoá công nhân KCN Khai Quang và xây dựng 03 nhà văn hóa công nhân tại Thành phố Phúc Yên, huyện Vĩnh Tường, huyện Tam Dương. Tổ chức Công đoàn đẩy mạnh phối hợp với người sử dụng lao động thường xuyên tổ chức các cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng; thi đấu các môn thể thao trong công nhân; phát triển, nhân rộng phong trào xây dựng gia đình văn hóa trong công nhân; xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp…

 

Tác giả: Trần Xuân - Nguồn: LĐLĐ tỉnh 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Lịch làm việc

<<

Từ 13/05 đến 19/05

>>

Không có dữ liệu
Liên kết website
Thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Lượt truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 0