A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Việt Nam tăng 12 bậc về năng lực cạnh tranh toàn cầu

Theo báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu giai đoạn 2015 - 2016 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ khi tăng 12 bậc, xếp vị trí 56 với 4,3 điểm.

 

Theo báo cáo này, Thụy Sĩ, Singapore và Mỹ tiếp tục là 3 quốc gia đứng đầu danh sách các nước có chỉ số cạnh tranh toàn cầu cao nhất. Các nước tiếp theo trong danh sách Top 10 là Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Hồng Kông, Phần Lan, Thụy Điển và Vương Quốc Anh.


Bảng xếp hạng Chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2015-2016

Bảng xếp hạng Chỉ số cạnh tranh toàn cầu năm 2015-2016

Khi so sánh với các nước trong khu vực, năng lực cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam vẫn thấp. Singapore đạt vị trí số 2 (5,68 điểm); Malaysia xếp thứ 18 với 5,23 điểm, Trung Quốc xếp thứ 28 với 4,89 điểm, Thái Lan xếp thứ 32 với 4,64 điểm, Indonesia xếp thứ 37 với 4,52 điểm và Philippines xếp thứ 47 với 4,39 điểm.

Hà Lan có mức tăng mạnh nhất trong số danh sách top 10 quốc gia đứng đầu, tăng từ vị trí thứ 8 trong báo cáo lần trước lên vị trí thứ 5 trong báo cáo lần này.

Trong khi đó, Brazil lại giảm mạnh nhất khi giảm tới 18 điểm xuống vị trí thứ 75 và được đánh giá là nước có khả năng cạnh tranh thấp nhất trong số các nền kinh tế mới nổi (BRICS). Tuy nhiên, Ấn Độ là một điểm sáng do tăng 16 bậc lên vị trí thứ 55.

Báo cáo của WEF đánh giá khả năng cạnh tranh của các quốc gia dựa trên 113 chỉ số và tiến hành đánh giá trên 140 quốc gia, tập trung vào 7 trụ cột bao gồm thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, y tế và giáo dục cơ bản, giáo dục bậc cao và đào tạo, hiệu quả thị trường hàng hóa, hiệu quả thị trường lao động, mức độ phát triển của thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng công nghệ, quy mô thị trường, mức độ phát triển doanh nghiệp, và năng lực sáng tạo.

Trong khi báo cáo cho thấy phần lớn các nước phát triển đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế, thì vẫn còn một số dấu hiệu đáng lo ngại trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chững lại so với giai đoạn trước đây.

Nếu so sánh mức tăng trưởng về năng suất lao động trong thập kỷ qua so với thập kỷ trước thì nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới có chỉ số cạnh tranh giảm, ngoại trừ Trung Quốc và Ấn Độ.

Mặc dù Mỹ không đứng đầu danh sách nhưng quốc gia này có chỉ số cạnh tranh cao với các phát minh, sáng kiến mới, đứng ở vị trí thứ 4.

Theo Nguyên An - Dân Trí


Tác giả: Nguyên An - Dân Trí
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Đang chờ cập nhật