Quản trị rủi ro ngân hàng: Hiệu quả từ các chốt kiểm soát
Quản trị rủi ro đã trở thành yêu cầu bức thiết với các ngân hàng tại Việt Nam. Có nhiều ngân hàng thậm chí còn không biết mình là nạn nhân của gian lận vì thiếu hệ thống kiểm soát. Nhiều ngân hàng đã xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, song vấn đề đặt ra lại là khả năng hoạt động của các chốt kiểm soát trong hệ thống này.
\n
\n\n
Tại cuộc hội thảo thường niên ngành ngân hàng do Ernst & Young (EY) Việt Nam mới đây, bà Nguyễn Thùy Dương, Phó tổng giám đốc phụ trách dịch vụ tài chính ngân hàng, EY Việt Nam cho biết, các ngân hàng Việt Nam rất chú ý đến công tác quản trị rủi ro. Đây là công việc bắt buộc với các ngân hàng trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ hiện nay.
\n
\nTheo bà Dương, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có thể chia thành hai nhóm là rủi ro liên quan đến khách hàng và rủi ro liên quan đến cán bộ ngân hàng.
\n
\nVới rủi ro liên quan đến khách hàng, có nhiều giải pháp cho phép phát hiện nhiều gian lận khác nhau.
\n
\nCòn với rủi ro liên quan đến cán bộ ngân hàng, chốt kiểm soát nội bộ của ngân hàng được coi là công cụ quan trọng để kiểm soát gian lận. Bên cạnh đó, các giao dịch giữa nhân viên với những người thân cũng rất cần được giám sát.
\n
\nNhận xét về thị trường Việt Nam, ông Keith Pogson, lãnh đạo cấp cao dịch vụ tài chính ngân hàng, khu vực châu Á Thái Bình Dương (EY Hồng Kông) cho rằng, thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh, số lượng ngân hàng tăng nhanh và đa phần là ngân hàng nhỏ, hệ thống quản trị của ngân hàng nhỏ này khác với các ngân hàng lớn và ngân hàng toàn cầu.
\n
\nCụ thể hơn, với các ngân hàng nhỏ, tổng giám đốc có thể đến tận nơi để xem công việc của nhân viên nhưng với các ngân hàng lớn, công tác quản trị dựa chủ yếu vào công nghệ.
\n
\n“Nhiều ngân hàng Việt Nam đã có hệ thống quản trị rủi ro nội bộ và tôi tin là các ngân hàng khác của Việt Nam sẽ sao chép để có hệ thống quản trị tương tự”, ông Keith nói.
\n
\nTuy nhiên, theo vị chuyên gia này, vấn đề không phải là việc có hệ thống kiểm soát rủi ro hay không mà quan trọng là các chốt kiểm soát của hệ thống quản trị này có hoạt động hay không.
\n
\nÔng Keith kiến nghị cần có thành viên độc lập trong hội đồng quản trị của ngân hàng như một tầng kiểm soát khách quan.
\n
\nMặt khác, ông Keith cho rằng, giữa mong muốn và hiệu quả quản trị rủi ro cũng gặp phải những thách thức đáng kể. Theo đó, quy mô hoạt động, khối lượng thực hiện giao dịch và dòng tiền lưu thông qua hệ thống ngân hàng rất lớn làm tăng rủi ro tội phạm tài chính.
\n
\nCác gian lận rửa tiền, lũng đoạn thị trường có thể được thực hiện xuyên quốc gia, trong khi đó, môi trường luật pháp ở các nước khác nhau và các quy định về bảo mật dữ liệu làm tăng sự khó khăn trong việc phát hiện, điều tra.
\n
\nNhững bộ phận phụ trách về tội phạm tài chính ngân hàng phải dựa vào sự rõ ràng về phân công trách nhiệm và nghĩa vụ xuyên suốt các bộ phận và phòng ban chức năng của tổ chức. Sự phức tạp về cơ cấu tổ chức của các định tài chính có thể làm giảm sự rõ ràng trong phân chia trách nhiệm đó.
\n
\nGian lận ngân hàng ngày càng phức tạp và không ngừng thay đổi. Các kịch bản gian lận ngân hàng không ngừng trở nên phức tạp và đa dạng hơn theo sự phát triển của thị trường, ngành, các tổ chức cũng như công nghệ.
\n
\nLĩnh vực ngân hàng đối mặt với những thách thức trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho sự thận trọng của người cho vay khi đối mặt với nguy cơ nợ xấu cao, nhu cầu thấp và sự hạn chế của nguồn năng lực trong việc đánh giá doanh nghiệp. Rủi ro tội phạm tài chính gắn liền với một sản phẩm hay kênh bán hàng không phải lúc nào cũng rõ ràng và gần được xác định một cách cụ thể.
\n
\nThách thức về rủi ro rất phổ biến ở các ngân hàng song các khóa đào tạo kiến thức về gian lận, phòng chống và phát hiện gian lận thường không được cung cấp một cách đầy đủ cho các cán bộ ngân hàng.
\n
\nCác cán bộ chịu trách nhiệm về quản trị rủi ro gian lận không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng về phát hiện và phòng chống gian lận, thiếu phương pháp được xây dựng một cách hệ thống và các công cụ phù hợp để hoàn thành trách nhiệm.
\n
\nVới nhiều năm làm việc tại thị trường Việt Nam, ông Saman Bandara, Phó tổng giám đốc EY Việt Nam, lãnh đạo dịch vụ kế toán Pháp lý nhận xét: “Tại thị trường Việt Nam, trừ một số trường hợp gian lận lớn mà chúng ta đã biết, các ngân hàng thậm chí còn không biết mình là nạn nhân của các vụ gian lận vì để phát hiện được phải có một hệ thống phát hiện”.
\n
\nTừ những phân tích về rủi ro, ông Saman Bandara nêu một số khuyến nghị đáng chú ý về quản trị rủi ro với các ngân hàng Việt Nam.
\n
\nĐó là, cần có chương trình phòng chống gian lận và tham nhũng hiệu quả. Bên cạnh đó, việc sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu kế toán pháp lý (forensic data analysis) là vô cùng hữu ích cho các ngân hàng.
\n
\nĐồng thời, cần có đường dây nóng hay đường dây tố giác. “Các ngân hàng đều cần xây dựng chính sách cho đường dây nóng và phải tạo ra được sự tin tưởng cho các cán bộ và các bên liên quan đối với việc sử dụng đường dây nóng để thông báo các vấn đề và các nghi ngờ cho ngân hàng”, ông Saman nhấn mạnh.
\n\n
Theo Lê Trà - vneconomy.vn
\n