A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hoạt động quản lý thị trường 6 tháng đầu năm 2017 và Phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017

Tình hình 6 tháng đầu năm 2017 là giai đoạn thị trường hàng hóa tiêu dùng biến động nhất trong năm do có các dịp lễ lớn như: dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Lễ hội Đền Hùng và các lễ hội mùa xuân nên lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tăng mạnh về số lượng và chủng loại, đa dạng về mẫu mã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Theo Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 9.734,2 tỷ đồng tăng 8,05% so với cùng kỳ năm 2016; Trong đó ngành thương nghiệp ước đạt 8.496 tỷ đồng, chiếm 87,3% tổng mức, tăng 7,7%;
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, hoạt động kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong 06 tháng đầu năm cơ bản được duy trì ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.  Hàng hóa chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, các sản phẩm từ gia súc, gia cầm, rau, củ, quả…  giá cả các mặt hàng tương đối ổn định, giá xăng dầu, LPG biến động theo giá của thị trường thế giới.

Tình hình chung
Tình hình 6 tháng đầu năm 2017 là giai đoạn thị trường hàng hóa tiêu dùng biến động nhất trong năm do có các dịp lễ lớn như: dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Lễ hội Đền Hùng và các lễ hội mùa xuân nên lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tăng mạnh về số lượng và chủng loại, đa dạng về mẫu mã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Theo Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ, trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội ước đạt 9.734,2 tỷ đồng tăng 8,05% so với cùng kỳ năm 2016; Trong đó ngành thương nghiệp ước đạt 8.496 tỷ đồng, chiếm 87,3% tổng mức, tăng 7,7%;
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, hoạt động kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong 06 tháng đầu năm cơ bản được duy trì ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.  Hàng hóa chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, các sản phẩm từ gia súc, gia cầm, rau, củ, quả…  giá cả các mặt hàng tương đối ổn định, giá xăng dầu, LPG biến động theo giá của thị trường thế giới.
Kết quả kiểm tra, xử lý trong 6 tháng đầu năm 2017
+ Tổng số vụ kiểm tra: 1.308 vụ
Trong đó:
– Số vụ vi phạm: 1.085 vụ
+ Tổng số tiền thu nộp NSNN    : 3.928.703.000 đồng( bằng 133 % so với cùng kỳ năm 2016)
Trong đó: Tiền phạt VPHC: 2.489.525.000 đồng
+ Trị giá tiền bán hàng tịch thu trong kỳ: 1.439.178.000 đồng
+ Trị giá hàng tiêu huỷ trong kỳ: 160.991.000 đồng
Phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng
Qua công tác kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính có thể nhận thấy hoạt động vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại tập trung vào một số nhóm mặt hàng với các phương thức thủ đoạn như sau:
Đối với hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu
Trong 6 tháng qua, hoạt động kiểm tra, kiểm soát đã phát hiện 98 hành vi vi phạm về buôn bán hàng lậu, hàng cấm; xử phạt vi phạm hành chính 397.700.000 đồng, trị giá hàng vi phạm là 1.332.433.000 đồng. Thị hiếu tiêu dùng hàng xách tay trong nhân dân đã được các đối tượng buôn lậu khai thác, tận dụng triệt để khiến cho vi phạm về hàng nhập lậu ngày càng gia tăng. Các mặt hàng cấm, nhập lậu được phát hiện trong 06 tháng đầu năm chủ yếu là đồ chơi trẻ em, quần áo nam nữ, thuốc lá điếu nhập lậu, linh kiện phụ điện đồ chơi xe ô tô,…
Vi phạm trong  sản xuất buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Trong 6 tháng đã xử lý 11 hành vi vi phạm, phạt vi phạm hành chính số tiền: 19.300.000 đồng, trị giá hàng hóa tịch thu là 21.866.000 đồng; buộc tiêu hủy các mặt hàng chủ yếu như bột ngọt Ajinomoto, bình khí ga LPG, mỹ phẩm,…
Đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giá, đầu cơ găm hàng 
Tình hình vi phạm trong lĩnh vực giá vẫn diễn ra trên thị trường, các hành vi vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực này là không niêm yết giá tại điểm bán; qua kiểm tra, kiểm soát chưa phát hiện ra hiện tượng đầu cơ găm hàng.
Trong 6 tháng, đã kiểm tra và xử lý: 371 hành vi vi phạm, phạt vi phạm hành chính là: 298.750.000 đồng.
Đối với các hành vi vi phạm trong kinh doanh và vi phạm khác    
Tình hình vi phạm hành chính trong kinh doanh và các vi phạm khác của các thương nhân vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát cho thấy các hành vi vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh và vi phạm khác là: không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, vi phạm về ghi nhãn hàng hóa….
Trong tháng, toàn lực lượng đã xử lý: 488 hành vi vi phạm, số tiền phạt vi phạm hành chính là: 1.407.025.000 đồng, trị giá hàng vi phạm: 59.755.000 đồng.
Đối với vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm
Chi cục thường xuyên chủ động và phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các cơ sở chế biến thực phẩm, các nhà hàng ăn uống. Qua kiểm tra nhận thấy vi phạm chủ yếu trong lĩnh vực này là sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, kinh doanh hàng hóa hết hạn sử dụng, không có giấy xác nhận tập huấn an toàn thực phẩm, không thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng thuộc diện phải khám sức khỏe định kỳ…
Thông qua hoạt động kiểm tra kết hợp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo quy định, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Trong 06 tháng đầu năm lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý: 201 hành vi vi phạm, với số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 366.750.000 đồng, giá trị hàng vi phạm là 55.784.000 đồng.

Phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017
Dự báo tình hình  
Các thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ngày càng tinh vi. Hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi vi phạm nhãn hàng hóa sẽ phát sinh mạnh, đòi hỏi các lực lượng chức năng phải nhanh chóng nắm bắt thủ đoạn, hành vi, phát hiện, bắt giữ và xử lý kịp thời. Việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có lợi nhuận cao nên các đối tượng tiếp tục bất chấp pháp luật dùng mọi thủ đoạn để thu lợi bất chính.
Nhiều mặt hàng thực phẩm giảm giá trong đó có mặt hàng thịt lợn giảm giá mạnh do người chăn nuôi tăng đàn nhiều trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch bị hạn chế. Giá nhiều loại rau tươi và rau chế biến tăng do thời tiết thay đổi bất thường tạo điều kiện cho dịch bệnh trên cây trồng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân. Ngoài ra dịch bệnh trên vật nuôi (cúm gia cầm) đang có nguy cơ bùng phát, gây ảnh hưởng tới nguồn cung và giá cả các mặt hàng thực phẩm.
Kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2017
Công tác nghiệp vụ.
Chỉ đạo, đôn đốc các Đội QLTT trực thuộc thực hiện kế hoạch của Chi cục về việc kiểm tra, kiểm soát thị trường đã được phê duyệt;
Tập trung bám sát, thực hiện có hiệu quả các nội dung chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo 389 Phú Thọ và Sở Công thương về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
Chi cục Quản lý thị trường thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban chỉ đạo 389/PT giao như: kịp thời tổng hợp báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, tham mưu Trưởng Ban các kế hoạch, văn bản chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát trong công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
Công tác kiểm tra nội bộ theo Quyết định số 20/2008/QĐ-BCT ngày 31/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương đảm bảo hoạt động kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính theo trình tự pháp luật quy định;
Tổ chức hội nghị tập huấn về công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; Công tác xử lý vi phạm hành chính và văn bản mới ban hành theo kế hoạch đã ban hành;
Tiếp tục thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Phú Thọ, Cục Quản lý thị trường – Bộ Công Thương về việc tăng cường công tác kiểm tra một số mặt hàng trọng điểm như rượu thủ công, phân bón vô cơ và tăng cường công tác quản lý vận chuyện, kinh doanh, giết mổ động vật.
Công tác tổ chức hành chính, xây dựng lực lượng 
– Công tác Tổ chức xây dựng lực lượng: Quyết định cho nghỉ hưu hưởng chế độ BHXH: 02 công chức. Thực hiện sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan, phòng TC-HC phối hợp các phòng chuyên môn thuộc Chi cục sẽ rà soát chất lượng, số lượng công chức tại Đội QLTT các huyện, thành, thị báo cáo Lãnh đạo Chi cục để xây dựng kế hoạch sắp xếp.
Thực hiện kiểm tra hồ sơ cán bộ, công chức theo Thông tư số 11/2012/TT-BNV Quy định chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức.
– Công tác tài chính:
Thực hiện thanh toán lương và các khoản phụ cấp lương theo chế độ lương tối thiểu 1.300.000, và các khoản chi phí hành chính..
Tiếp tục đối chiếu với Kho bạc, sở Tài chính về tiền nộp ngân sách nhà nước và tiền nộp tài khoản tạm giữ 6 tháng đầu năm 2017 và công tác thanh toán kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và thanh toán chi phí xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo QĐ số 20/2016/QĐ-TTg ngày 11/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Thực hiện may trang phục ngành năm 2017-2018
Thực hiện hướng dẫn của Sở Nội vụ về việc nâng lương thường xuyên 6 tháng đầu năm 2017 cho công chức đến hạn.
– Công tác thực hiện tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống lực lượng QLTT (03/7/1957-03/7/2017) và 20 năm ngày thành lập Chi cục QLTT Phú Thọ (22/1/1997-22/1/2017).
– Công tác xây dựng cơ bản:
Tiếp tục thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện nghiệm thu công trình: Nhà kho; nhà kiểm đếm hàng và các hạng mục phụ trợ thuộc Chi cục;
Tiếp tục thực hiện sửa chữa: Trụ sở  làm việc của Chi cục; cải tạo kho chứa hàng tịch thu để làm văn phòng làm việc cho 03 Đội (Đội QLTT số 1; Đội Chống SX và BB HG và Đội Cơ động);
Tiếp tục thực hiện văn bản số 1649/UBND-KTN ngày 26/4/2017 về việc lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng công trình: Trụ sở làm việc Đội QLTT số 5 (huyện; Thanh Sơn); Đội QLTT số 4 (huyện Đoan Hùng).
Công tác thường trực Ban Chỉ đạo 389/PT
Tiếp tục triển khai thực hiện các kế hoạch cao điểm tập trung kiểm tra, kiểm soát phục vụ các giải pháp kích cầu của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 TW, UBND tỉnh;
Thực hiện tốt sự phối kết hợp giữa các lực lượng chức năng trong công tác của Ban Chỉ đạo;
Soạn thảo các văn bản chỉ đạo, các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát về công tác chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn;
Duy trì tốt việc tổng hợp báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất do Ban phân công thực hiện.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Video
Lượt truy cập hiện tại : 14
Hôm nay : 0
Hôm qua : 6
Tháng 12 : 97
Năm 2024 : 382