Thông kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 1
Hôm nay : 0
Hôm qua : 0
Năm 2024 : 42
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới “ĐỔI MỚI SÁNG TẠO – CẢI THIỆN CUỘC SỐNG”

Ngày 26/4 hằng năm, chúng ta tổ chức kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới để tìm hiểu về vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong việc khuyến khích đổi mới và sáng tạo. Chúng ta cùng nhìn lại quá trình mà thế giới chọn ra một ngày có ý nghĩa để tôn vinh quyền sở hữu trí tuệ của nhân loại

Trên cơ sở tuyên bố tại cuộc họp của Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tháng 9 năm 1998 về việc thiết lập một sự kiện để tôn vinh sở hữu trí tuệ, ngày 7/4/1999, Giám đốc Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia An-giê-ri đã có đề xuất lấy một ngày nào đó trong năm làm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới nhằm: “Thiết lập một khuôn khổ cho việc khuyến khích và nâng cao nhận thức, mở ra không gian mới cho hoạt động đổi mới và công nhận những thành quả của những người tạo ra tài sản trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới”.

Ngày 9/8/1999, phái đoàn của Trung Quốc tại WIPO đã đề xuất thông qua “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới” nhằm đẩy mạnh hơn nữa nhận thức về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, khuyếch trương vai trò của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn thế giới, khuyến khích các quốc gia công khai hóa và phổ cập pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường nâng cao nhận thức pháp lý chung về quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích hoạt động sáng tạo - đổi mới ở các nước và tăng cường giao lưu quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ”.

Tháng 10 năm 1999, Đại hội đồng WIPO đã thông qua tuyên bố lấy ngày 26 tháng 4 - là ngày Công ước thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (Công ước Stockholm 1967) bắt đầu có hiệu lực (26/4/1970) - làm Ngày sở hữu trí tuệ thế giới.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ xác định mục tiêu của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là:

-                      Nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp v.v.  tới cuộc sống thường nhật;

-                      Tăng cường hiểu biết về vai trò của việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ đối với việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo và đổi mới;

-                      Tôn vinh hoạt động sáng tạo và những thành quả mà các nhà sáng chế đã đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế -  xã hội trên phạm vi toàn cầu;

-                      Khuyến khích tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác.

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là một cơ hội lớn để thu hút mối quan tâm của công chúng cũng như các phương tiện truyền thông tới các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ. Từ năm 2001 đến nay, vào ngày 26 tháng 4 hàng năm, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới cùng các nước thành viên đã tổ chức kỷ niệm Ngày Sở hữu trí tuệ với nhiều hoạt động có ý nghĩa. Cùng với Thông điệp của Tổng giám đốc WIPO, mỗi năm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới đều có một chủ đề riêng xoay quanh hoạt động sáng tạo và đổi mới. Chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm này là  “TÔN VINH CÁC NHÀ SÁNG TẠO VĨ ĐẠI”.

Từ năm 2000, tổ chức sở hữu thế giới WIPO chọn ngày 26/4 là “Ngày sở hữu trí tuệ thế giới”. Hằng năm, Ngày sở hữu trí tuệ thế giới được tổ chức với nhiều hoạt động nhằm tôn vinh những con người làm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, có nhiều hoạt động sáng tạo và đổi mới, đồng thời nâng cao nhận thức của công chúng về ảnh hưởng và tác động của sở hữu trí tuệ đối với đời sống xã hội.

Năm nay, Ngày sở hữu trí tuệ thế giới được tổ chức WIPO lấy thông điệp “Đổi mới sáng tạo - Cải thiện cuộc sống” nhằm khuyến kích, thúc đẩy mạnh mẽ để khơi nguồn sáng tạo và đổi mới của con người cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn bởi vì đổi mới sáng tạo là cách duy nhất góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hằng ngày, những người bình thường vẫn tạo ra những điều mới mẻ lạ thường khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Đổi mới sáng tạo là năng lực không giới hạn của con người. Nó biến những vấn đề thành sự phát triển. Nó phá vỡ các giới hạn về khả năng của con người, tạo ra những năng lực mới chưa từng có.Theo WIPO, đổi mới được thể hiện dưới vô số hình thức khác nhau, từ những thứ rất thông thường đến những thứ dường như rất phi thường. Từ các loại vật liệu và thuốc mới tới những giống cây trồng được cải tạo và lai tạo, đổi mới đang làm cho cuộc sống của chúng ta năng suất hơn, chất lượng hơn, khỏe mạnh hơn, an toàn hơn và thoải mái hơn. Đổi mới là năng lực không giới hạn của con người, là con đường ngắn nhất tới sự thành công, nó biến những vấn đề khó khăn thành sự phát triển, và phá vỡ các giới hạn về khả năng của con người, tạo ra những năng lực mới chưa từng có. Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2017 nhằm tôn vinh năng lực sáng tạo đó.

Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghệ mới, tiên tiến và hiện đại, nhiều giải pháp sáng tạo và phát minh mới được hiện thực hóa đã giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của chúng ta trong nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khoẻ, giao thông, thông tin, giải trí… và rất nhiều các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức về biến đổi khí hậu, nhiều bệnh dịch mới phát triển và tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt. Do đó, đổi mới sáng tạo là cách duy nhất góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhằm hưởng ứng, phát động và tôn vinh năng lực sáng tạo cho Ngày sở hữu trí tuệ thế giới năm 2017, chúng ta hãy cùng nhau thắp sáng và khơi nguồn sáng tạo của con người Việt, hãy biến những suy nghĩ thành hành động thiết thực. Và đặc biệt là các bạn thanh niên, sinh viên, các nhà sáng tạo trẻ và không chuyên, cùng tất cả các doanh nghiệp của Thủ đô hãy và luôn đi đầu sáng tạo trong hành trình khởi nghiệp và phát triển của mình. Để con người, xã hội, đất nước ta sánh ngang với các cường quốc phát triển.

Chúng ta sẽ cùng khám phá cách mà những sáng chế phi thường nhất của thế giới cải thiện cuộc sống của chúng ta và cách mà các ý tưởng mới giúp giải quyết những thách thức toàn cầu mà chúng ta đang cùng phải chia sẻ, như biến đổi khí hậu, y tế, nghèo đói và nhu cầu nuôi sống dân số đang tăng lên một cách chưa từng thấy.

Để sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo phát huy sức mạnh phục vụ cuộc sống, cần phải có sự chung tay của cộng đồng, mỗi cá nhân cần trở thành “IP MAN” có nhiều ý tưởng, tràn đầy năng lực, chung tay đưa sở hữu trí tuệ trở thành một văn hóa, một thói quen trong xã hội của chúng ta, góp phần nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia trên trường quốc tế.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết