Core Web Vitals là gì? Chỉ số thiết yếu về trang web ảnh hưởng SEO

Core Web Vitals là gì? Chỉ số thiết yếu về trang web ảnh hưởng đến SEO website như thế nào khi mà Google thông báo sẽ có những cập nhật ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa. Core Web Vitals là một trong những chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng, thông số này có liên quan đến nhiều vấn đề kỹ thuật.

Trong bài viết này IMTA sẽ giúp bạn hình dung được Core Web Vitals là gì? Và tầm quan trọng của chúng trong SEO. Sau đây là nội dung chi tiết.

Kiến thức nền tảng Core Web Vitals?

Web Vitals là một khái niệm được Google đưa ra và Core Web Vitals là 3 yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng quan trọng nhất trong những yếu tố của Web Vitals

Web Vitals là gì?

Web Vitals là một sáng kiến ​​của Google nhằm cung cấp các hướng dẫn để cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web. Các hướng dẫn khắc phục sẽ được đề xuất tương ứng với mỗi chỉ số mà các công cụ phân tích đo được. Ví dụ: Nếu trang web của bạn có tốc độ tải trang quá chậm thì công cụ phân tích (như PageSpeed của Google) sẽ đưa ra các hướng khắc phục đi kèm.

Web Vitals là gì
Web Vitals là gì

Web Vitals hiện tại gồm có 7 tiêu chí để đánh giá tương ứng với 7 chỉ số đo lường như bên dưới. Trong đó, 3 tiêu chí đầu được gộp chung lại thành một và được gọi là Core Web Vitals (xem chi tiết ở mục tiếp theo).

  1. Largest Contentful Paint (LCP) – Loading;
  2. First Input Delay (FID) – Interactivity;
  3. Cumulative Layout Shift (CLS) – Visual stability;
  4. Mobile-friendly (tính thân thiện với thiết bị di động);
  5. Safe-browsing (mức độ an toàn trong duyệt web);
  6. HTTPS (có sử dụng giao thức HTTPS hay không);
  7. No intrusive interstitials (trang web có sử dụng các quảng cáo/ pop up gây khó chịu người dùng hay không);

Core Web Vitals là gì?

Core Web Vitals là gì?
Core Web Vitals là gì?

Core Web Vitals là một phần của Web Vitals, chữ“core” nhằm ám chỉ những yếu tố cốt lõi/ thiết yếu, có vai trò quyết định trong trải nghiệm người dùng trên trang web. Hiện tại Web Vitals có 7 tiêu chí & chỉ số như đã nêu ở trên (tương lai có thể thêm/ bớt). Trong đó, 03 tiêu chí mà Google xem là quan trọng (cốt lõi), ảnh hưởng nhiều nhất đến trải nghiệm người dùng trên trang web là:

  • Loading: Tốc độ tải trang;
  • Interactivity: Khả năng tương tác;
  • Visual stability: Tính ổn định của trang web.

Các chỉ số của Core Web Vitals

Các yếu tố trong Core Web Vitals sẽ tương ứng với các chỉ số đo lường mà Google đưa ra, bao gồm: Largest Contentful Paint, First Input Delay và Cumulate Layout Shift.

Largest Contentful Paint (LCP)

Largest Contentful Paint (LCP) là chỉ số đánh giá hiệu suất tải trang (loading performance) thông qua việc đo lường thời gian để tải hoàn tất của một phần tử lớn nhất trên trang web. Thời gian hoàn tất tải xong phần tử lớn nhất trong trang được xem là thời gian hoàn tất tải nội dung chính của trang.

Chỉ số Largest Contentful Paint (LCP)
Chỉ số Largest Contentful Paint (LCP)

Để có trải nghiệm người dùng tốt, chỉ số LCP nên nhỏ hơn 2.5s kể từ khi trang được tải lần đầu tiên. Nằm trong khoảng 2.5s đến 4.0s thì bạn nên cải thiện tốc độ tải trang (tức là không quá bắt buộc). Nhưng nếu chỉ só LCP này cao hơn 4.0s thì bạn cần phải tiến hành cải thiện tốc độ tải trang ngay.

First Input Delay (FID)

First Input Delay (FID) là chỉ số đo lường thời gian phản hồi lại tương tác đầu tiên của người dùng trên trang web. Ví dụ các thao tác như: nhấn vào các nút chức năng (menu, tìm kiếm, đặt hàng,…), điền thông tin và form, thao tác cuộn trang,…

Chỉ số First Input Delay (FID)
Chỉ số First Input Delay (FID)

Chỉ số FID nhỏ hơn 100 ms (mili giây) được xem là tối ưu tốt. Từ 100ms đến 300ms là cần xem xét. Còn nếu cao hơn 300ms thì cần khắc phục ngay.

Cumulate Layout Shift (CLS)

Cumulate Layout Shift (CLS) là chỉ số đánh giá mức độ dịch chuyển bất ngờ của các phần tử trên trang web. Tất nhiên đó là những sự dịch chuyển/ thay đổi trạng thái hiển thị một cách bất ngờ mà người dùng không mong muốn.

Chỉ số First Input Delay (FID) Cumulate Layout Shift (CLS)
Chỉ số First Input Delay (FID) Cumulate Layout Shift (CLS)

Sự dịch chuyển bất ngờ này được đánh giá trong khi trang web đang tải xuống. Tức là nếu trang trong quá trình tải mà các phần tử này được tải quá chậm, thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây nhầm lẫn cho người dùng, do đó trang web của bạn “trừ điểm”.

Trong video ví dụ bên dưới, người dùng đang ở trang xác nhận đơn hàng, Website hỏi “Bạn vừa chọn 56 sản phẩm có đúng không“. Lúc này người dùng định nhấn vào nút “No, go back” để quay lại trang trước. Nhưng khung quảng cáo nhấn xuất hiện quá chậm, xuất hiện đẩy nút “No, go back” xuống phía dưới, còn vị trí ban đầu người dùng nhấn vào lại trở thành nút xác nhận đơn hàng “Yes, place my oder“. Như vậy chủ ý của người dùng không đúng với thao tác chọn trên trang web.


Tìm kiếm

Bài viết mới

Có Thể Bạn Quan Tâm

Bài viết liên quan